GIỚI THIỆU DỊCH VỤ:
Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) là dịch vụ nhằm huy động nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chủ trương của Chính phủ, do Chính phủ giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quản lý và thực hiện theo quyết định 270/2005/QĐ-Ttg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Sản phẩm cung cấp:
1 Dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn
1.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần là hình thức TK CKH trong đó
khách hàng rút toàn bộ khoản tiền gửi tiết kiệm một lần (thực hiện tất
toán tài khoản).
1.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần là hình thức TK CKH trong đó
khách hàng có thể rút khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều lần.
1.3 Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ là hình thức TK CKH trong
đó khách hàng lĩnh tiền lãi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý.
2 Dịch vụ tiết kiệm gửi góp là hình thức tiết kiệm mà theo định kỳ
hàng tháng/hàng quý khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm gửi góp một
khoản tiền nhất định, theo số tiền đã đăng ký lần đầu.
3 Dịch vụ tài khoản tiết kiệm cá nhân là hình thức tiết kiệm không kỳ
hạn mà khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền theo yêu
cầu.
Trên 200 điểm cung cấp dịch vụ được nối mạng trên cả nước.
4 Dịch vụ thu hộ, chi hộ : Đây là dịch vụ hỗ trợ cho các tổ chức,
doanh nghiệp thu hoặc chi trả những khoản tiền từ khách hàng như tiền
điện, tiền nước, phí bảo hiểm, như tiền lương, tiền hoa hồng…
Dịch vụ cộng thêm
Trích chuyển tự động:
+ Trích tự động tiền gửi từ tài khoản Tiết kiệm Cá nhân sang tài khoản Tiết kiệm gửi góp.
+ Trích tự động tiền lãi từ tài khoản Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ sang tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
Tiết kiệm bưu điện qua điện thoại Khi đã đăng ký sử dụng dịch vụ
tại các bưu điện nối mạng Tiết kiệm Bưu điện, với một chiếc máy điện
thoại di động hoặc cố định, bạn chỉ cần quay số 1900545468 và làm theo
hướng dẫn là có thể:
+ Vấn tin số dư hoặc các giao dịch gần nhất trên tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản Tiết kiệm cá nhân
Giải thích từ ngữ:
1. Bưu điện là từ dùng chung chỉ chủ thể cung cấp dịch vụ là Tổng công
ty Bưu chính Việt Nam hoặc các đơn vị tham gia trong quá trình cung cấp
dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
2. Bưu cục là từ dùng chung để chỉ nơi Bưu điện tổ chức giao dịch
với khách hàng về dịch vụ Tiết kiệm bưu điện, bao gồm Bưu cục nối mạng
tin học TKBĐ (bưu cục nối mạng) và Bưu cục chưa nối mạng tin học TKBĐ
(bưu cục thủ công).
3. Bưu cục gốc là nơi khách hàng mở tài khoản TKBĐ và là bưu cục lưu chữ ký mẫu của khách hàng.
4. Đơn vị nhờ thu là là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng nhờ thu với Bưu điện để Bưu điện thực hiện thu hộ tiền.
5. Đơn vị nhờ trả là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng nhờ trả với Bưu
điện để Bưu điện thực hiện các thanh toán hoặc trả tiền cho khách hàng.
6. Sổ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại TKBĐ.
7. Thẻ TKBĐ: là Thẻ ghi nợ do Bưu điện phát hành để khách hàng thực hiện
các giao dịch trên tài khoản tiết kiệm cá nhân. Thẻ TKBĐ chỉ dùng tại
các bưu cục nối mạng tin học.
8. Thiết bị đọc thẻ: là phương tiện dùng tiếp nhận Thẻ TKBĐ khi thực hiện giao dịch.
9. Cá thể hoá thẻ: Là việc đưa thông tin cá nhân và thông tin tài khoản TKCN của khách hàng vào thẻ khi tạo thẻ.
10. Số tài khoản TK CKH/TKGG/TKCN: là số duy nhất do hệ thống máy tính
cấp cho mỗi tài khoản TK CKH/TKGG/TKCN mở tại hệ thống TKBĐ.
11. Mã khách hàng: là mã số duy nhất do hệ thống máy tính cấp cho mỗi khách hàng gửi tiền tại hệ thống TKBĐ.
12. Mật khẩu (PINCODE): là một số gồm sáu chữ số do khách hàng tự chọn
và được sử dụng khi thực hiện giao dịch trên tài khoản TKCN.
13. Ngày đến hạn: là ngày TKBĐ cam kết trả hết gốc và lãi tiền gửi tiết
kiệm cho khách hàng. Cơ sở để xác định ngày đến hạn là ngày gửi tiền.
Nếu tháng đến hạn không có ngày trùng với ngày gửi tiền thì ngày đến hạn là ngày cuối cùng của tháng đó.
14. Kỳ hạn gửi tiền: là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào TKBĐ đến ngày đến hạn.
15. Ngày lĩnh lãi định kỳ: là ngày định kỳ hàng tháng/hàng quý khách
hàng được lĩnh tiền lãi đối với TK CKH lĩnh lãi định kỳ. Cơ sở xác định
ngày lĩnh lãi định kỳ là ngày gửi tiền.
Trường hợp kỳ lĩnh lãi không có ngày gửi tiền thì ngày lĩnh lãi định kỳ được tính là ngày cuối cùng của kỳ đó.
16. Số dư tối thiểu: là số tiền tối thiểu mà chủ tài khoản phải duy trì
trên tài khoản tiết kiệm trong suốt thời gian hoạt động của tài khoản
theo quy định của Bưu điện.
17. Các trạng thái của tài khoản:
a) Trạng thái hoạt động: là trạng thái của tài khoản cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch theo quy định.
b) Trạng thái đóng: là trạng thái của tài khoản sau khi đã tất toán.
c) Trạng thái bị phong toả: là trạng thái ngừng hoạt động một số hoặc
toàn bộ các giao dịch của tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, của Bưu
điện hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
d) Phong toả tài khoản là việc chuyển tài khoản của khách hàng từ trạng thái hoạt động sang trạng thái phong toả.
e) Ngừng phong toả tài khoản là chuyển tài khoản của khách hàng từ trạng thái bị phong toả sang trạng thái hoạt động.
18. Vấn tin: là giao dịch xem các thông tin về khách hàng, về tài khoản,
về dịch vụ hoặc thông tin tình hình hoạt động của Bưu cục để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng, của Bưu cục hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
19. Ghi giao dịch: là việc sử dụng lệnh của chương trình ứng dụng để lưu giữ các thông tin về giao dịch vào cơ sở dữ liệu.
ĐẶC ĐIỂM LÃI SUẤT TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN:
1. Mã dịch vụ
1. Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần (TKCKH-R1L): Mã dịch vụ
- 3 tháng 10
- 6 tháng 11
-12 tháng 12
- 24 tháng 13
- 36 tháng 14
- 60 tháng 15
... ...
2. Tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần (TKCKH-RTP)
- 3 tháng 10T
- 6 tháng 11T
- 12 tháng 12T
- 24 tháng 13T
- 36 tháng 14T
- 60 tháng 15T
... ...
3. Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ tháng (TKCKH-LĐKT)
- 6 tháng 11/1
-12 tháng 12/1
- 24 tháng 13/1
- 36 tháng 14/1
- 60 tháng 15/1
...
4. Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ quý (TKCKH-LĐKQ)
-12 tháng 12/3
- 24 tháng 13/3
- 36 tháng 14/3
- 60 tháng 15/3
5. Tiết kiệm gửi góp định kỳ tháng (TKGG)
- 6 tháng 20/6
- 9 tháng 20/9
- 12 tháng 20/12
- 18 tháng 20/18
- 24 tháng 20/24
- 36 tháng 20/36
- 48 tháng 20/48
- 60 tháng 20/60
...
6. Tiết kiệm không kỳ hạn (TK KKH)
2. Kéo dài kỳ hạn
2.1 Đối với TK CKH-RTP và TK CKH-R1L nếu đến hạn mà khách hàng không tất
toán tài khoản thì số tiền lãi được nhập vào gốc và tiền gốc mới sẽ
được kéo dài thêm kỳ hạn mới tương ứng với kỳ hạn gửi ban đầu. Lãi suất
áp dụng là lãi suất hiện hành ứng với kỳ hạn đó tại thời điểm kéo dài kỳ
hạn.
2.2 Đối với TK CKH-LĐK, nếu đến hạn mà khách hàng không tất toán tài
khoản thì số tiền gửi ban đầu sẽ được kéo dài thêm kỳ hạn mới tương ứng
với kỳ hạn gửi ban đầu. Lãi suất áp dụng là lãi suất hiện hành ứng với
kỳ hạn đó tại thời điểm kéo dài kỳ hạn. Tiền lãi của TK CKH-LĐK không
được nhập vào gốc và không được tính lãi.
2.3 Đối với TKGG, nếu đến hạn mà khách hàng không tất toán tài khoản thì
toàn bộ số dư tiền gửi (bao gồm cả gốc và lãi) sẽ được chuyển sang
tiết kiệm không kỳ hạn. Thời gian tính lãi không kỳ hạn bắt đầu từ ngày
sau ngày đến hạn.
3. Nguyên tắc và cơ sở tính lãi tiền gửi TKBĐ
3.1 Nguyên tắc tính lãi:
Lãi suất TKBĐ sẽ được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) và phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.2 Ngày tính lãi:
a) Dịch vụ Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần: ngày tính lãi là ngày đến hạn hoặc ngày khách hàng tất toán.
b) Dịch vụ Tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần: ngày tính lãi là ngày
khách hàng đến rút một phần tiền gốc, ngày đến hạn và ngày khách hàng
tất toán.
c) Dịch vụ Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ: ngày tính lãi là ngày lĩnh lãi định kỳ và ngày khách hàng tất toán.
d) Dịch vụ Tiết kiệm gửi góp: ngày tính lãi là ngày cuối tháng, ngày đến hạn và ngày khách hàng tất toán.
e) Dịch vụ tài khoản TKCN: ngày tính lãi là ngày cuối tháng và ngày khách hàng tất toán.
g) Dịch vụ Tiết kiệm không kỳ hạn: ngày tính lãi là ngày cuối tháng và ngày khách hàng tất toán.
h) Đối với các trường hợp rút trước hạn và dịch vụ Tiết kiệm không kỳ hạn: số ngày được tính lãi không bao gồm ngày rút tiền.
3.3 Cơ sở tính lãi:
Việc tính lãi cho từng loại dịch vụ căn cứ vào:
- Hình thức gửi tiền (loại dịch vụ)
- Kỳ hạn gửi tiền hoặc số ngày thực tế gửi tiền.
- Tổng số tiền/món tiền gửi.
3.4 Thay đổi lãi suất:
Khi có sự thay đổi lãi suất, lãi suất mới sẽ được áp dụng như sau:
a) Tiết kiệm CKH-R1L, CKH-RTP, CKH-LĐK: lãi suất cũ sẽ được duy trì cho
đến khi kết thúc kỳ hạn. Lãi suất mới được áp dụng cho kỳ hạn tiếp theo.
b) Tiết kiệm gửi góp: lãi suất mới được áp dụng vào kỳ gửi góp tiếp sau.
c) Tài khoản tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm không kỳ hạn: lãi suất mới sẽ được áp dụng kể từ ngày công bố thay đổi lãi suất.
Tính lãi cho TKCKH rút một lần
1. Các khoản tiền rút đúng hạn tiền lãi được tính theo công thức:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất/tháng x Số tháng của kỳ hạn đăng ký
2. Các khoản tiền rút trước hạn tiền lãi được tính với lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền
Tính lãi cho TKCKH rút từng phần
1. Khi khách hàng rút trước hạn một phần gốc của TK CKH-RTP, thì số tiền
gốc rút ra đó được tính lãi theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại
thời điểm rút tiền theo quy định tại Điều 21. Số tiền gốc còn lại vẫn
được tính lãi theo mức lãi suất và kỳ hạn gửi đăng ký ban đầu.
2. Khi khách hàng tất toán tài khoản trước hạn thì tiền lãi được tính theo quy định tại Điều 21.
3. Khi khách hàng tất toán tài khoản đúng hạn thì tiền lãi được tính như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất/tháng x Số tháng của kỳ hạn đăng ký
Tính lãi cho dịch vụ TKCKH lĩnh lãi định kỳ
1. Tiền lãi định kỳ = Số tiền gửi * Lãi suất (%/ tháng) * Số tháng của kỳ lĩnh lãi
Tiền lãi của TK CKH-LĐK không được nhập vào gốc và không được tính lãi.
2. Trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn: tiền lãi được tính với lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền như quy định tại Điều
21.
Tính lãi cho dịch vụ Tiết kiệm gửi góp
1. Việc tính lãi được thực hiện hàng tháng. Khi kết thúc kỳ hạn tổng cộng lãi các tháng sẽ được nhập gốc.
2. Trường hợp rút tiền tiết kiệm gửi góp trước kỳ hạn: tiền lãi được
tính với lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền theo
phương thức tổng tích số như quy định tại Điều 21.
3. Trường hợp trong tháng người gửi góp không đến nộp tiền gửi góp thì
khách hàng sẽ được hưởng lãi theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn với số
ngày thực tế của tháng đó trên toàn bộ số dư tại thời điểm sao kê tính
lãi.
4. Nếu đến hạn mà khách hàng không đến rút tiền thì toàn bộ số dư tiền
gửi của khách hàng (bao gồm cả gốc lẫn lãi) sẽ được chuyển sang tiết
kiệm không kỳ hạn. Thời gian tính lãi không kỳ hạn bắt đầu vào ngày sau
ngày đến hạn.
5. Công thức tính lãi tại thời điểm cuối tháng:
Số dư luỹ Lãi suất/tháng
Tiền lãi (tháng)= kế đến cuối x lãi suất/tháng + X x
------------------- x n
tháng
trước 30 ngày
Trong đó: X là số tiền gửi trong tháng (mức tiền gửi định kỳ)
n là số ngày trong tháng được tính lãi của X
DỊCH VỤ CỘNG THÊM:
Trích chuyển tự động:
+ Trích tự động tiền gửi từ tài khoản Tiết kiệm Cá nhân sang tài khoản Tiết kiệm gửi góp.
+ Trích tự động tiền lãi từ tài khoản Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ sang tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
Tiết kiệm bưu điện qua điện thoại:
+ Khi đã đăng ký sử dụng dịch vụ tại các bưu điện nối mạng Tiết kiệm Bưu
điện, với một chiếc máy điện thoại di động hoặc cố định, bạn chỉ cần
quay số 1900545468 và làm theo hướng dẫn là có thể:
+ Vấn tin số dư hoặc các giao dịch gần nhất trên tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản Tiết kiệm cá nhân
CÁC QUY ĐỊNH KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG:
Trách nhiệm của Bưu điện
1. Thông báo công khai các thông tin về dịch vụ.
2. Đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng.
3. Đảm bảo bí mật thông tin gửi tiền của khách hàng, trừ trường hợp cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định của
pháp luật.
4. Đảm bảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã công bố.
5. Tính đúng, tính đủ cước dịch vụ theo quy định. Đảm bảo thanh toán đúng hạn, thuận tiện cả gốc lẫn lãi.
6. Bồi thường cho khách hàng khi Bưu điện để xảy ra sai sót, mất mát.
7. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
Quyền của Bưu điện
1. Giới hạn phạm vi cung cấp dịch vụ hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo năng lực phục vụ.
2. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự như quy định ở điều 22, 23 Bộ luật
dân sự, người dưới 15 tuổi trừ trường hợp có người giám hộ hoặc người
đại diện theo pháp luật.
3. Từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật hoặc của Bưu điện về sử dụng dịch vụ.
4. Không chịu trách nhiệm đối với sổ/thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng không do lỗi của Bưu điện.
5. Phong toả tài khoản TKBĐ theo yêu cầu của khách hàng, của cơ quan thi
hành pháp luật có thẩm quyền và trong những trường hợp bất khả kháng
khác (mạng bị xâm nhập trái phép, phát hiện sai sót trong cơ sở dữ
liệu).
6. Thu cước đối với các dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
Quyền của Khách hàng
1. Quyền sở hữu: Tiền gửi TKBĐ thuộc quyền sở hữu của người đứng tên
trên sổ, thẻ tiết kiệm, trừ trường hợp vi phạm luật pháp của nhà nước
Việt Nam và có quyết định xử lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyền ủy quyền cho người khác gửi tiền và rút tiền tiết kiệm.
3. Quyền khiếu nại về việc cung cấp dịch vụ TKBĐ của Bưu điện.
4. Quyền chuyển quyền sở hữu sổ, thẻ tiết kiệm; để lại thừa kế
tiền gửi tiết kiệm; cầm cố sổ, thẻ tiết kiệm để vay vốn của các cá nhân
hoặc tổ chức.
Trách nhiệm của Khách hàng
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của Bưu điện về sử dụng dịch vụ.
2. Bảo đảm an toàn, giữ bí mật các thông tin cần thiết về sổ, thẻ tiết kiệm của mình.
3. Thông báo trước ít nhất một ngày làm việc cho bưu cục nơi đến rút tiền khi có yêu cầu tất toán trước hạn.
4. Thông báo kịp thời việc mất sổ, thẻ tiết kiệm cho Bưu điện khi
phát hiện bị mất sổ, thẻ tiết kiệm và chịu trách nhiệm về những thiệt
hại do không khai báo kịp thời việc mất sổ, thẻ tiết kiệm.
5. Xuất trình đầy đủ một trong các loại giấy tờ còn giá trị sử dụng sau đây khi sử dụng dịch vụ:
a) Giấy tờ tùy thân gồm: Chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh sĩ quan, Hộ chiếu.
b) Nếu khách hàng là tổ chức thì người thay mặt tổ chức sử dụng dịch
vụ phải xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy ủy quyền của người đứng đầu
tổ chức hoặc giấy giới thiệu.
c) Nếu khách hàng là người được ủy quyền thì ngoài giấy tờ tùy thân
phải xuất trình giấy ủy quyền được xác lập theo quy định của pháp luật.
6. Thanh toán đầy đủ các khoản cước dịch vụ sử dụng (nếu có).
7. Trả lại tiền cho Bưu điện trong trường hợp nhận nhầm tiền của người khác.
Quy định khiếu nại, bồi thường:
Khiếu nai :
Khách hàng có quyền khiếu nại về những sai sót, nhầm lẫn của BC, GDV về chất lượng dịch vụ, thanh toán chi trả.
Người khiếu nại có thể khiếu nại bằng cách gửi điênh hoặc thư khiếu nại.
Đơn thư khiếu nại được chấp nhận ở bất kỳ bưu cục naofcos mở dichjvuj
TKBĐ và được giải quyết theo quy định của Tổng Công ty.
Thời hiệu khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại đối với các vấn đề liên quan đến dichjv ụ TKBĐ là 12 tháng kể từ ngày phát sinh vấn đề khiếu nại.
Đối với các khiếu nại khác, thời hiệu khiếu nại được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành
Xử lý khiếu nại và bồi thường
1. Xử lý khiếu nại : Bưu cục nhận khiếu nại phải thông báo bằng văn bản
cho người khiếu nại trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Nếu Khách hàng khiếu nại các vấn đề liên quan đến phạm vi của bưu cục,
trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại bưu
cục hoặc Bưu điện tỉnh, thành phố phải có cồn văn trả lời cho khách hàng
Trường hợp khách hàng khiếu nại các vấn đề liên quan không phun thuộc sự
quản lý của đơn vị, hồ sơ khiếu nại sẽ được chuyển qua đơn vị chủ quản
dịch vụ là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện để giải quyết.
2. Bồi thường : Kể từ khi có kết luận điều tra khiếu nại, nếu sai sót
thuộc lỗi của Bưu điện, tối đa không quá 5 ngày làm việc phải tiến hành
bồi thường khiếu nại cho khách hàng.
Nếu bưu điện chậm bồi thường cho khách hàng phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tại
thời điểm khách hàng nhận bồi thường tương ứng với thời gian chậm trả.
Các giấy tờ khách hàng cần có khi sử dụng dịch vụ, khi khiếu nại, bồi thường…:
Giao dịch lần đầu: (Khách hàng mở sổ/thẻ): giấy tờ tùy thân bắt buộc
phải có CMND, hộ chiếu, Chứng minh thư quân đội hoặc thẻ quân nhân,
chứng minh lực lượng vũ trang còn hiệu lực.
Giao dịch lần sau: Khách hàng phải có một trong các giấy tờ tùy thân trên và sổ/thẻ để giao dịch,
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1 Trường hợp thông thường:
1.1 Giao dịch lần đầu:
Khách hàng xuất trình Giấy tờ tùy thân hợp lệ (CMND, hộ chiếu, Chứng
minh thư quân đội hoặc thẻ quân nhân, chứng minh lực lượng vũ trang còn
hiệu lực)
Điền vào phiếu yêu cầu (TK1),
Nộp tiền
Giao dịch viên kiểm tra tính hợp lệ GTTT của Khách hàng, kiểm đếm tiền, làm thủ tục mở sổ/thẻ cho khách hàng
- Khách hàng nhận lại GTTT cùng với sổ/thẻ vừa được mở
1.2 Giao dịch lần sau: Gửi, rút, tất toán, chuyển tiền, đăng ký trích chuyển/ngừng trích chuyển tự động …
Khách hàng xuất trình Giấy tờ tùy thân hợp lệ (CMND, hộ chiếu, Chứng
minh thư quân đội hoặc thẻ quân nhân, chứng minh lực lượng vũ trang còn
hiệu lực)
Điền vào phiếu yêu cầu (TK1),
Nhập mật khẩu (nếu dùng dịch vụ thẻ)
Nộp tiền (nếu nộp tiền vào tài khoản hoặc sử dụng dịch vụ gửi góp)
Giao dịch viên thao tác nghiệp vụ
- Khách hàng nhận lại GTTT cùng sổ/thẻ (trừ trường hợp tất toán sổ/thẻ), phiếu xác nhận giao dịch, tiền (nếu tất toán sổ/thẻ)
2 Các trường hợp đặc biệt (nếu có):
2.1 Trả tiền tiết kiệm cho người được uỷ quyền hoặc người thừa kế hợp pháp
2.1.2 Trả tiền tiết kiệm cho người được uỷ quyền:
a) Đối với tiết kiệm CKH R1L và TKGG:
Việc trả tiền cho người được uỷ quyền được thực hiện theo quy định tại
Mục 33.1 - Điều 33 của Quy trình nghiệp vụ TKBĐ hiện hành.
b) Đối với tiết kiệm CKH RTP và CKH LĐK
Chủ tài khoản có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác rút một phần tiền gửi, lĩnh lãi định kỳ hoặc tất toán tài khoản.
Đối với việc uỷ quyền rút một phần từ tài khoản TK CKH-RTP, giấy uỷ
quyền phải ghi rõ số tiền được uỷ quyền rút. Người được uỷ quyền phải
rút toàn bộ số tiền được uỷ quyền rút trong một lần giao dịch.
Đối với việc uỷ quyền lĩnh lãi định kỳ, giấy uỷ quyền phải ghi rõ lĩnh
lãi định kỳ cho các kỳ lĩnh lãi nào. Người được uỷ quyền phải rút hết
lãi của các kỳ được uỷ quyền trong một lần giao dịch.
Đối với việc uỷ quyền tất toán tài khoản, giấy uỷ quyền phải ghi rõ uỷ quyền lĩnh toàn bộ số tiền gốc và lãi trong tài khoản.
Khi hoàn tất giao dịch trả tiền theo uỷ quyền, GDV phải đính kèm Giấy uỷ
quyền với Thẻ gốc TK2 và copy 1 bản giấy uỷ quyền gửi về Công ty dịch
vụ TKBĐ.
c) Đối với tài khoản TKCN
Chủ tài khoản có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các
giao dịch rút tiền, chuyển tiền từ tài khoản hoặc tất toán tài khoản
TKCN. Người được uỷ quyền chỉ được thực hiện các giao dịch được uỷ quyền
tại Bưu cục gốc.
Đối với việc uỷ quyền rút một phần tiền thì trong giấy uỷ quyền phải ghi
rõ số tiền được uỷ quyền. Người được uỷ quyền phải rút toàn bộ số tiền
được uỷ quyền rút trong một lần giao dịch.
Đối với việc uỷ quyền chuyển tiền từ tài khoản, trong giấy uỷ quyền phải
ghi rõ số tiền được uỷ quyền chuyển, họ tên địa chỉ người nhận hoặc họ
tên và số tài khoản TKCN của người nhận. Người được uỷ quyền phải thực
hiện chuyển đúng số tiền được uỷ quyền chuyển trong một lần giao dịch.
Việc uỷ quyền tất toán TK TKCN được thực hiện giống như uỷ quyền tất toán TK CKH và TKGG.
2.1.3 Trả tiền cho người thừa kế hợp pháp:
a) Việc trả tiền cho người được thừa kế hợp pháp đối với TK CKH và TKGG
được thực hiện theo quy định tại khoản 33.2 - Điều 33 của Quy trình
nghiệp vụ TKBĐ hiện hành.
b) Đối với Tài khoản TKCN:
Khi người lĩnh tiền xuất trình các giấy tờ theo như quy định tại khoản
33.2 - Điều 33 của Quy trình nghiệp vụ TKBĐ hiện hành, GDV đề nghị người
lĩnh tiền làm thủ tục xin cấp lại mật khẩu (nếu người lĩnh tiền không
biết mật khẩu) để tất toán TK TKCN. GDV ghi rõ “Trả tiền cho người thừa
kế hợp pháp” vào phần Ghi chú trên Giấy đề nghị.
Sau khi người thừa kế hợp pháp được cấp lại mật khẩu, việc tất toán tài
khoản TKCN được thực hiện như quy định tại Điều 18 của Quy trình này.
Khi làm thủ tục tất toán, GDV ghi rõ “Trả tiền thừa kế“ vào cột Ghi chú
trên thẻ gốc TK2 và đính kèm các chứng từ phát sinh vào hồ sơ tất toán
để lưu trữ.
2.2 Xử lý việc mất sổ/thẻ tiết kiệm
2.2.1 Chấp nhận báo mất sổ/thẻ tiết kiệm:
a) Yêu cầu đối với khách hàng: nếu bị mất sổ/thẻ tiết kiệm khách hàng
cần báo ngay cho Bưu cục bất kỳ nối mạng tin học hoặc Công ty Dịch vụ
TKBĐ, sau đó đến ngay Bưu cục gốc để làm thủ tục báo mất và xin cấp lại
sổ/thẻ tiết kiệm mới.
Việc báo mất sổ/thẻ tiết kiệm phải được thực hiện dưới dạng văn bản như:
thư, điện báo, fax (không báo mất bằng điện thoại). Giấy báo mất sổ/thẻ
tiết kiệm phải có các nội dung: họ tên khách hàng, số giấy tờ tùy thân,
số tài khoản hoặc số sổ thẻ tiết kiệm, loại tiết kiệm và kỳ hạn gửi,
chữ ký khách hàng.
b) Trường hợp Bưu cục không phải Bưu cục gốc nhận được Giấy báo mất sổ/thẻ:
GDV ghi ngày giờ nhận, đóng dấu TKBĐ vào Giấy báo mất và Fax ngay về Công ty Dịch vụ TKBĐ.
Công ty dịch vụ TKBĐ có trách nhiệm phong toả tài khoản và thông báo cho Bưu cục gốc biết về sổ/thẻ báo mất.
c) Trường hợp Bưu cục không phải Bưu cục gốc nhận báo mất sổ thẻ trực tiếp từ khách hàng:
GDV lập biên bản về việc báo mất sổ thẻ của khách hàng và fax ngay biên bản về Công ty Dịch vụ TKBĐ.
GDV căn cứ giấy tờ tuỳ thân của khách hàng và các thông tin về tài khoản
trong biên bản để vấn tin Hồ sơ khách hàng và hướng dẫn khách hàng về
Bưu cục gốc làm thủ tục.
d) Trường hợp Bưu cục gốc nhận được Giấy báo mất sổ/thẻ:
GDV đối chiếu các thông tin và chữ ký trên Giấy báo mất với các thông
tin và chữ ký mẫu trên thẻ gốc (TK2) nếu hợp lệ thì thực hiện như sau:
Căn cứ vào Giấy báo mất, nhập vào máy tính: số tài khoản TKCN/ TKGG/ TK
CKH. (nếu không rõ số tài khoản, có thể căn cứ vào các thông tin về
khách hàng trên Giấy báo mất để vấn tin Hồ sơ khách hàng).
Đối chiếu thông tin trên máy tính với Giấy báo mất, ghi ngày giờ chấp nhận báo mất, số dư trên tài khoản vào Giấy báo mất.
KSV kiểm tra lại các thông tin, nhập mật khẩu vào chương trình trước khi GDV thực hiện các bước tiếp theo.
GDV thực hiện ghi giao dịch báo mất - tài khoản sẽ tự động chuyển sang trạng thái bị phong toả.
Dùng bút đỏ ghi “Đã báo mất” vào cột Ghi chú trên TK2. Ký tên, đóng dấu vào Giấy báo mất.
e). Giải quyết trường hợp khách hàng làm thủ tục báo mất và xin cấp lại sổ/thẻ tại bưu cục gốc:
GDV thực hiện như sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1). Nếu khách hàng không nhớ
số tài khoản, có thể căn cứ vào các thông tin về khách hàng để vấn tin
hồ sơ khách hàng.
Nhận và kiểm tra TK1, giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Đối chiếu các thông tin và chữ ký trên TK1 với các thông tin và chữ ký mẫu trên thẻ gốc (TK2).
Nhập số tài khoản báo mất vào máy tính. Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu (đối với trường hợp báo mất sổ TK TKCN).
Đối chiếu các thông tin hiển thị trên máy tính với thông tin khách hàng viết trên TK1, không khớp đúng thì điều chỉnh ngay.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Nhận lại TK1 có chữ ký của khách hàng; ghi giao dịch - tài khoản của
khách hàng tự động chuyển sang trạng thái bị phong toả. (Trường hợp tài
khoản đã được phong toả theo Giấy báo mất của khách hàng trước đó thì
giao dịch này không làm thay đổi trạng thái tài khoản).
Ký tên, đóng dấu trên TK1.
Dùng bút đỏ ghi “Đã báo mất” vào cột Ghi chú trên thẻ gốc TK2 (trường
hợp đã làm thủ tục chấp nhận báo mất theo Giấy báo mất của khách hàng
trước đó thì không phải thực hiện bước này nữa).
In Giấy hẹn, ký tên đóng dấu TKBĐ.
Giao 1 liên Giấy hẹn, giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
Lưu ý khách hàng về số dư trên tài khoản tại thời điểm chấp nhận báo mất.
01 liên Giấy đề nghị TK1 gửi về Công ty DV TKBĐ, 01 liên lưu cùng TK2.
2.2.2 Huỷ báo mất sổ/thẻ tiết kiệm:
a) Trường hợp khách hàng đến Bưu cục thông báo đã tìm lại được sổ/thẻ
tiết kiệm bị mất và Bưu cục chưa cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm mới cho khách
hàng thì sổ/thẻ tìm được vẫn được sử dụng sau khi làm thủ tục huỷ báo
mất.
b) GDV thực hiện như sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1) với nội dung huỷ báo mất.
Nhận và kiểm tra TK1, sổ thẻ tiết kiệm TK3 và giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Đối chiếu thông tin và chữ ký trên TK1 với thông tin và chữ ký mẫu trên TK2.
Nhập vào máy tính: số tài khoản đề nghị huỷ báo mất. Yêu cầu khách hàng nhập mật khẩu (đối với tài khoản TKCN).
Đối chiếu các thông tin hiển thị trên máy tính với thông tin khách hàng viết trên TK1. Nếu không khớp đúng thì điều chỉnh ngay.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Nhận lại TK1 có chữ ký của khách hàng, ghi giao dịch - tài khoản của
khách hàng được chuyển từ trạng thái phong toả sang trạng thái hoạt
động.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ trên Giấy đề nghị, thu lại Giấy hẹn của khách hàng. Giao lại cho khách hàng TK3 và giấy tờ tuỳ thân.
Gạch dòng “Đã báo mất” bằng bút đỏ trên cột Ghi chú của TK2.
Cuối ngày, gửi 1 liên Giấy đề nghị TK1 về Công ty dịch vụ TKBĐ.
2.3 Cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm mới
2.3.1 Khi khách hàng đến Bưu cục theo Giấy hẹn và Bưu cục đã nhận
được Giấy đề nghị có ký duyệt của Công ty DV TKBĐ, GDV thực hiện công
việc sau:
Yêu cầu khách hàng xuất trình Giấy hẹn và giấy tờ tuỳ thân theo quy định.
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, đối chiếu giữa Giấy hẹn khách hàng mang đến với Giấy hẹn lưu tại Bưu cục.
Nhập vào máy tính số tài khoản đã báo mất. Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm
(TK3) sẽ cấp lại, nhập vào máy tính số seri sổ/thẻ tiết kiệm mới; Căn cứ
vào hoá đơn thu cước sẽ cấp để thu cước cấp lại sổ thẻ, nhập số sêri
hoá đơn thu cước.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu nếu là cấp lại sổ tài khoản TKCN.
Đối chiếu thông tin trên máy với thông tin trên Giấy hẹn. Nếu khớp đúng
thì tiến hành in hoá đơn thu cước, đề nghị khách hàng ký tên trên hoá
đơn thu cước, thu tiền cước dịch vụ (nếu khách hàng trả bằng tiền mặt).
Nhận lại hoá đơn thu cước đã có chữ ký của khách hàng; ghi giao dịch -
tài khoản của khách hàng được chuyển từ trạng thái bị phong toả về trạng
thái hoạt động.
In thông tin về giao dịch cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm mới cho khách hàng vào thẻ gốc TK2. In TK3 cấp lại.
Đề nghị khách hàng xác nhận và ký tên tại phần xác nhận của khách hàng trên Giấy hẹn, gửi về Công ty DV TKBĐ.
Đóng dấu TKBĐ vào hoá đơn thu cước, TK3.
Giao cho khách hàng TK3, 01 liên hoá đơn thu cước và giấy tờ tuỳ thân.
2.3.2 Khi khách hàng đến Bưu cục theo Giấy hẹn, yêu cầu tất toán tài khoản mà không cần cấp lại sổ/thẻ mới:
Bưu cục chỉ thực hiện tất toán tài khoản khi đã nhận lại được Giấy đề nghị đã có ký duyệt của Công ty DV TKBĐ.
GDV thực hiện tất toán tài khoản như quy định tại Điều 18 của Quy trình
này, gim toàn bộ Giấy đề nghị, Giấy hẹn, Phiếu rút tiền thành tập làm
chứng từ kế toán.
2.3.3 Trường hợp sau khi đã xử lý xong việc báo mất sổ/thẻ tiết kiệm,
khách hàng tìm thấy và nộp lại sổ/thẻ tiết kiệm mất thì thực hiện thủ
tục như quy định tại Điều 37 của Quy trình nghiệp vụ TKBĐ hiện hành.
2.4 Xử lý trường hợp sổ/thẻ tiết kiệm hết dòng trắng để in
Khi sổ/thẻ tiết kiệm của khách hàng hết dòng trắng để in, bưu cục gốc thực hiện việc đổi sổ/thẻ tiết kiệm mới cho khách hàng.
2.4.1 Các trường hợp sổ/thẻ hết dòng trắng để in:
Đối với tài khoản TKCN, khi số dòng trắng của sổ tài khoản gần hết,
chương trình sẽ có thông báo tự động về việc cần đổi sổ mới. GDV căn cứ
thông báo để nhắc nhở khách hàng đến Bưu cục gốc đổi sổ.
Đối với thẻ TK CKH-RTP đã hết dòng trắng để in, khi khách hàng thực hiện
các giao dịch mới thì chương trình sẽ có thông báo về việc đổi thẻ mới.
GDV căn cứ thông báo để tiến hành giao dịch cấp lại thẻ.
2.4.2 Khi khách hàng đến Bưu cục gốc yêu cầu được đổi sổ/thẻ tiết kiệm hết dòng trắng để in, GDV thực hiện các thủ tục sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng. Nhận và kiểm tra tính xác thực
của sổ/thẻ tiết kiệm hết dòng trắng để in, đối chiếu với TK2 lưu tại
Bưu cục.
Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm hết trang in, nhập máy tính số tài khoản cần
đổi sổ/thẻ mới. Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm (TK3) sẽ cấp lại, nhập vào
máy tính số seri sổ/thẻ tiết kiệm mới.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu, nếu là cấp lại sổ tài khoản TKCN.
Đối chiếu thông tin trên máy tính với thông tin trên sổ/thẻ tiết kiệm,
nếu khớp đúng thì in, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại
và ký tên.
Ghi giao dịch và in thông tin về giao dịch cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm cho khách hàng vào thẻ gốc TK2.
In TK3 mới cấp lại: in tất cả các giao dịch chưa in hoặc in dòng giao
dịch mới nhất của tài khoản nếu tất cả các giao dịch đã được in.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào TK1 và TK3 mới cấp lại.
Giao cho khách hàng TK3 mới, giấy tờ tuỳ thân.
Thu lại và lưu sổ/thẻ tiết kiệm hết trang in cùng TK2.
2.5 Xử lý trường hợp sổ/thẻ tiết kiệm hỏng
Khi sổ/thẻ tiết kiệm bị hỏng, phải làm thủ tục đổi sổ/thẻ tiết kiệm mới.
2.5.1 Thủ tục đổi sổ/thẻ tiết kiệm hỏng chỉ thực hiện tại Bưu cục gốc.
2.5.2 Khi khách hàng đến Bưu cục gốc yêu cầu đổi sổ/thẻ tiết kiệm hỏng, GDV thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và tính xác thực của sổ/thẻ tiết kiệm hỏng, đối chiếu với thẻ gốc TK2.
Thu lại và đóng dấu “Huỷ bỏ” lên trang đầu của sổ/thẻ tiết kiệm hỏng.
Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm hỏng, nhập vào máy tính số tài khoản của
sổ/thẻ tiết kiệm hỏng. Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm cấp lại, nhập vào máy
tính số seri sổ/thẻ tiết kiệm mới. Căn cứ vào hóa đơn thu cước sẽ cấp,
nhập số seri hoá đơn thu cước.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu, nếu là cấp lại sổ tài khoản TKCN.
Đối chiếu thông tin trên máy tính với TK1 và sổ thẻ tiết kiệm hỏng. Nếu
khớp đúng thì in, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và
ký tên.
In Hoá đơn thu cước. Đề nghị khách hàng ký tên vào hoá đơn thu cước, thu
cước cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm (trường hợp cấp lại sổ/thẻ TK CKH và
TKGG, hoặc trường hợp cấp lại sổ TK TKCN và khách hàng trả cước bằng
tiền mặt).
Ghi giao dịch. In thông tin về giao dịch cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm vào thẻ gốc TK2.
In TK3 mới: in lại các giao dịch cũ (trường hợp cấp lại sổ/thẻ TK
CKH-R1L và TKGG); in tất cả các giao dịch chưa in hoặc in dòng giao dịch
mới nhất của tài khoản nếu tất cả các giao dịch đã được in (trường hợp
cấp lại tài khoản TKCN và TKCKH-RTP).
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào hoá đơn thu cước, TK1, TK3 mới.
Giao cho khách hàng TK3 mới, 1 liên hoá đơn thu cước và giấy tờ tùy thân.
Gửi TK3 hỏng kèm Phiếu bàn giao sổ thẻ hỏng về Công ty Dịch vụ TKBĐ.
2.5.3 Trường hợp đổi sổ/thẻ tiết kiệm hỏng do sai sót nghiệp vụ, GDV thực hiện các thủ tục sau:
Nhận và kiểm tra tính xác thực của sổ/thẻ tiết kiệm hỏng, đối chiếu với thẻ gốc TK2.
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Thu lại và đóng dấu “Huỷ bỏ” lên trang đầu của sổ/thẻ tiết kiệm hỏng.
Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm hỏng nhập vào máy tính số tài khoản TKCN/
TKGG/ TK CKH. Căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm cấp lại, nhập vào máy tính số
seri TK3 mới.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu, nếu là cấp lại sổ tài khoản TKCN.
Đối chiếu thông tin trên máy tính với sổ/thẻ tiết kiệm hỏng, nếu khớp
đúng thì tiến hành in thông tin cấp lại sổ/thẻ tiết kiệm vào thẻ gốc
TK2.
In TK3 mới để cấp lại cho khách hàng.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào TK3 mới. Giao cho khách hàng TK3 mới và giấy tờ tùy thân.
Gửi TK3 hỏng kèm Phiếu bàn giao sổ thẻ hỏng về Công ty Dịch vụ TKBĐ.
2.6 Xử lý trường hợp đổi mật khẩu
Khách hàng có thể đến bất cứ Bưu cục nào có nối mạng tin học TKBĐ để thay đổi mật khẩu. GDV thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra sổ TK TKCN và giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Căn cứ vào TK1, nhập vào máy tính số tài khoản TKCN.
Kiểm tra thông tin trên máy tính với TK1 và sổ TK TKCN.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu hiện thời (1 lần) và nhập mật khẩu mới (2 lần).
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, mật khẩu cũ sẽ hết giá trị sử dụng và mật khẩu mới sẽ có hiệu lực sử dụng.
Ký tên đóng dấu TKBĐ trên TK1, giao lại cho khách hàng TK3 và giấy tờ tuỳ thân.
2.7 Xử lý trường hợp cấp lại mật khẩu cho khách hàng
2.7.1 Chấp nhận yêu cầu cấp lại mật khẩu
Trường hợp quên mật khẩu, khách hàng có thể đến bất kỳ Bưu cục nào có
nối mạng tin học để làm thủ tục cấp lại mật khẩu. GDV thực hiện các thủ
tục sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra sổ TK TKCN và giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Căn cứ sổ TK TKCN, nhập vào máy tính số tài khoản TKCN.
KSV kiểm tra lại các thông tin, sau đó nhập mật khẩu vào chương trình trước khi GDV thực hiện các bước tiếp theo.
Đối chiếu thông tin trên máy với TK1 và sổ TK TKCN, nếu khớp đúng thì
thực hiện in, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký
tên.
Ghi giao dịch, tài khoản TKCN của khách hàng sẽ chuyển sang trạng thái bị phong toả.
In Giấy hẹn, ký tên và đóng dấu TKBĐ vào Giấy hẹn.
Giao lại 01 liên Giấy hẹn, sổ TK TKCN và giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
GDV ký tên, đóng dấu TKBĐ vào Giấy đề nghị TK1, gửi 01 liên về Công ty DV TKBĐ.
2.7.2 Huỷ báo mất mật khẩu:
Trường hợp khách hàng nhớ lại mật khẩu mà Công ty DV TKBĐ chưa cấp lại
mật khẩu, khách hàng có thể đến bất kỳ Bưu cục nào có nối mạng tin học
để huỷ việc báo mất mật khẩu. GDV thực hiện các thủ tục sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra sổ TK TKCN và giấy tờ tuỳ thân của khách hàng.
Căn cứ sổ TK TKCN, nhập vào máy tính số tài khoản TKCN.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu.
Đối chiếu thông tin hiển thị trên máy tính với TK1 và sổ TK TKCN.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, TK TKCN của khách hàng sẽ trở về trạng thái hoạt động.
Thu lại Giấy hẹn của khách hàng. Giao cho khách hàng TK3 và giấy tờ tùy thân.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào giấy đề nghị TK1, gửi 01 liên về Công ty DV TKBĐ.
2.7.3 Cấp lại mật khẩu:
Khi khách hàng đến Bưu cục theo Giấy hẹn, GDV thực hiện công việc sau:
Đề nghị khách hàng xuất trình Giấy hẹn, sổ TK TKCN.
Kiểm tra sổ TK TKCN và giấy tờ tuỳ thân của khách hàng. Đối chiếu thông
tin trên Giấy hẹn của khách hàng với liên Giấy hẹn lưu tại Bưu cục, nếu
hợp lệ thì giao Thư thông báo mật khẩu cho khách hàng và đề nghị khách
hàng xác nhận, ký tên trên Phần xác nhận của khách hàng trên Giấy hẹn.
Căn cứ vào sổ TK TKCN, nhập vào máy tính số tài khoản TKCN. Căn cứ vào
hoá đơn thu cước sẽ cấp để thu cước cấp lại mật khẩu, nhập vào máy tính
số seri hoá đơn thu cước.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu vừa được thông báo (GDV khuyến nghị
khách hàng nên đổi mật khẩu). Đối chiếu thông tin trên máy với sổ TK
TKCN.
In hoá đơn thu cước, yêu cầu khách hàng kiểm tra và ký tên vào hoá đơn
thu cước, thu cước cấp lại mật khẩu (nếu khách hàng trả cước bằng tiền
mặt).
Ghi giao dịch, tài khoản TKCN của khách hàng được chuyển từ trạng thái bị phong toả về trạng thái hoạt động.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào hoá đơn thu cước. Giao lại TK3, giấy tờ tuỳ thân và 01 liên hoá đơn thu cước cho khách hàng.
Gửi Giấy hẹn có xác nhận của khách hàng về Công ty DV TKBĐ.
2.8 Cập nhật giao dịch chưa được in vào sổ tiết kiệm
2.8.1 Các trường hợp chưa in được giao dịch vào sổ tiết kiệm bao gồm:
giao dịch nhận chuyển tiền vào tài khoản TKCN; chuyển hoàn tiền vào tài
khoản TKCN; lãi nhập gốc; các giao dịch trích chuyển tự động.
2.8.2 Khi khách hàng đến Bưu cục cập nhật các giao dịch chưa được in vào sổ tiết kiệm, GDV thực hiện công việc sau:
Nhận và kiểm tra tính xác thực của sổ tiết kiệm.
Căn cứ vào sổ tiết kiệm, nhập vào máy tính: số tài khoản TKCN/TKGG/TK CKH-LĐK.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu (đối với tài khoản TKCN). Đối chiếu thông tin trên máy tính với sổ tiết kiệm.
In các giao dịch chưa được in vào sổ tiết kiệm.
Giao lại sổ tiết kiệm cho khách hàng.
2.8.3 Các giao dịch thực hiện trước bị in lỗi hoặc in quá mờ có thể được in lại. GDV thực hiện như sau:
Căn cứ sổ tiết kiệm để xác định chính xác giao dịch cần in lại thuộc
trang, dòng nào trên sổ, nhập vào máy tính: số tài khoản TKCN/số tài
khoản và số sổ TKGG hoặc TK CKH-LĐK; thông tin về số trang, số dòng.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu (đối với tài khoản TKCN). Đối chiếu thông tin hiển thị trên máy với sổ tiết kiệm.
In sổ tiết kiệm. Giao lại sổ tiết kiệm cho khách hàng.
2.9 Phong toả/ Ngừng phong toả tài khoản
Yêu cầu về phong toả/ngừng phong toả tài khoản TKBĐ chỉ được chấp nhận tại bưu cục gốc.
2.9.1 Phong toả tài khoản theo yêu cầu của khách hàng:
a) Khi phát sinh yêu cầu phong toả tài khoản TKBĐ, GDV thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Nhận và kiểm tra sổ/thẻ tiết kiệm TK3, giấy tờ tuỳ thân theo quy định.
Rút thẻ gốc TK2, đối chiếu thông tin và chữ ký khách hàng trên TK1, TK3 với TK2.
Căn cứ vào TK1, nhập vào máy tính: số tài khoản, số tiền phong toả (nếu là phong toả một phần tài khoản TKCN).
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu (trường hợp phong toả TK TKCN). Đối chiếu thông tin trên máy tính với TK1 và TK3.
In , kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, tài khoản được chuyển sang trạng thái bị phong toả.
Giao lại TK3 và giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
Dùng bút đỏ ghi “Đã phong toả theo yêu cầu của khách hàng” vào cột Ghi chú trên TK2.
Ký tên, đóng dấu TKBĐ vào Giấy đề nghị TK1, lưu 1 liên cùng TK2 tại Bưu cục, 1 liên gửi về Công ty DV TKBĐ.
b) Khi chủ tài khoản và bên nhận cầm cố, thế chấp yêu cầu xác nhận và phong toả tài khoản TKBĐ, GDV thực hiện các công việc sau:
Đề nghị chủ tài khoản và bên nhận cầm cố thế chấp xuất trình đơn đồng đề
nghị xác nhận số dư và phong toả tài khoản của khách hàng và bên nhận
cầm cố thế chấp (02 liên).
Nhận sổ/thẻ tiết kiệm TK3 và giấy tờ tuỳ thân.
Rút thẻ gốc TK2.
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của chủ tài khoản và bên nhận cầm cố theo quy
định. Kiểm tra tính xác thực của sổ/thẻ tiết kiệm TK3, đối chiếu thông
tin và chữ ký chủ tài khoản trên đơn đồng đề nghị với TK3 và TK2.
Căn cứ sổ/thẻ tiết kiệm cầm cố, nhập vào máy tính số tài khoản, số tiền phong toả (nếu là phong toả một phần TK TKCN).
Đề nghị chủ tài khoản nhập mật khẩu (trường hợp cầm cố TK TKCN). Đối chiếu thông tin trên máy với đơn đồng đề nghị và TK3.
KSV nhập mật khẩu.
Ghi giao dịch, toàn bộ hoặc một phần tài khoản của chủ tài khoản sẽ được chuyển sang trạng thái bị phong toả.
KSV xác nhận số dư đã phong toả, ký tên vào đơn đồng đề nghị, sau đó giao lại cho GDV.
GDV đóng dấu TKBĐ vào đơn đồng đề nghị, dùng bút đỏ ghi “Đã thế chấp” vào cột Ghi chú trên TK2.
Giao lại sổ/thẻ TK3, giấy tờ tuỳ thân cho chủ tài khoản và bên nhận cầm cố.
Giao 01 liên đơn đồng đề nghị cho bên nhận cầm cố thế chấp, 01 liên lưu
cùng với TK2 tại Bưu cục, đồng thời copy một bản gửi về Công ty DV TKBĐ.
2.9.2 Ngừng phong toả tài khoản:
a) Khi nhận được yêu cầu ngừng phong toả tài khoản, GDV thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Nhận và kiểm tra sổ/thẻ tiết kiệm TK3, giấy tờ tuỳ thân theo quy định.
Rút thẻ gốc TK2, đối chiếu thông tin và chữ ký khách hàng trên TK1 với
TK3, TK2 và Giấy đề nghị phong toả lưu cùng TK2, nếu hợp lệ thì căn cứ
vào TK3, nhập vào máy tính số tài khoản được đề nghị ngừng phong toả.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu (trường hợp ngừng phong toả TK TKCN).
Đối chiếu thông tin trên máy tính với TK1 và TK3.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, khi đó tài khoản được chuyển sang trạng thái hoạt động.
GDV ký tên, đóng dấu TKBĐ vào TK1; dùng bút đỏ gạch ngang dòng “Đã phong
toả theo yêu cầu của khách hàng” viết trước đó và ghi chú “Ngừng phong
toả” vào TK2.
Giao lại TK3 và giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
Lưu 01 liên Giấy đề nghị TK1 cùng TK2, 01 liên gửi về Công ty DV TKBĐ.
b) Khi nhận được yêu cầu ngừng phong toả tài khoản đã thế chấp cầm cố, GDV thực hiện các công việc sau:
Đề nghị chủ tài khoản xuất trình đơn đề nghị giải chấp của bên nhận cầm
cố thế chấp kèm theo sổ/thẻ tiết kiệm (TK3) đem cầm cố thế chấp và giấy
tờ tuỳ thân của chủ tài khoản.
Hướng dẫn chủ tài khoản viết Giấy đề nghị (TK1).
Rút thẻ gốc TK2.
Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của chủ tài khoản theo quy định. Kiểm tra tính
xác thực của TK3, đối chiếu thông tin và chữ ký chủ tài khoản, chữ ký,
dấu của bên nhận cầm cố và các nội dung theo quy định trên đơn đề nghị
giải chấp với TK2 và đơn đồng đề nghị phong toả trước đó đã lưu cùng
TK2. Nếu hợp lệ thì căn cứ vào sổ/thẻ tiết kiệm, nhập vào máy tính số
tài khoản được đề nghị ngừng phong toả.
Đề nghị chủ tài khoản nhập mật khẩu (trường hợp ngừng phong toả TK TKCN).
KSV nhập mật khẩu.
Đối chiếu thông tin trên máy với TK1, đơn đề nghị giải chấp và TK3.
In, kiểm tra, chuyển TK1 cho chủ tài khoản kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, tài khoản sẽ được chuyển sang trạng thái hoạt động.
Dùng bút đỏ gạch ngang dòng “Đã thế chấp” viết trước đó và ghi chú “Đã giải chấp” vào TK2.
Giao TK3, giấy tờ tuỳ thân cho chủ tài khoản.
Lưu 01 liên đơn đề nghị giải chấp và 01 liên Giấy đề nghị TK1 cùng TK2
tại Bưu cục; 01 liên Giấy đề nghị TK1 và một bản copy đơn đề nghị giải
chấp gửi về Công ty DV TKBĐ.
2.9.3 Phong toả/ngừng phong toả theo yêu cầu của cơ quan pháp luật:
Khi Bưu cục gốc của tài khoản nhận được văn bản yêu cầu phong toả/ngừng
phong toả tài khoản của cơ quan pháp luật có thẩm quyền, GDV thực hiện
các công việc sau:
Kiểm tra tính hợp lệ của các văn bản đó ở các chỉ tiêu: Cơ quan lập văn bản, hình thức và nội dung văn bản.
Tuỳ theo yêu cầu phong toả/ngừng phong toả một hay một số tài khoản,
phong toả toàn bộ hay một phần số dư, GDV vào chương trình Phong
toả/Phong toả theo yêu cầu của cơ quan pháp luật, nhập vào máy tính: họ
tên khách hàng, số tài khoản bị yêu cầu phong toả, phong toả toàn bộ hay
một phần số dư (nhập số tiền cần phong toả bằng số và bằng chữ). Đối
chiếu thông tin trên máy với văn bản yêu cầu.
KSV nhập mật khẩu.
In Báo cáo về việc phong toả/ngừng phong toả tài khoản (4 liên).
Ghi giao dịch. Khi đó tài khoản sẽ bị phong toả/ngừng phong toả.
GDV ký tên trên Báo cáo về việc phong toả/ngừng phong toả tài khoản, chuyển toàn bộ hồ sơ giao dịch cho KSV kiểm tra và ký tên.
Nhận lại hồ sơ giao dịch, đóng dấu TKBĐ trên Báo cáo.
Dùng bút đỏ ghi “Đã phong toả/ngừng phong toả theo yêu cầu của pháp luật” vào cột Ghi chú trên TK2.
Lưu Văn bản yêu cầu phong toả/ngừng phong toả của cơ quan pháp luật cùng với TK2.
01 liên Báo cáo được gửi tới cơ quan pháp luật có yêu cầu phong toả, 01
liên gửi tới khách hàng, 01 liên gửi về Công ty DV TKBĐ, 01 liên lưu
cùng TK2 tại Bưu cục.
Trường hợp không phong toả được phải lập văn bản nói rõ lý do (do tài
khoản đã tất toán, tài khoản không đủ số dư) gửi tới cơ quan pháp luật
có yêu cầu phong toả.
2.10 Thay đổi thông tin về khách hàng
2.10.1 Thay đổi thông tin Họ tên, Giấy tờ tuỳ thân:
Khách hàng chỉ được thực hiện thay đổi thông tin Họ tên, Giấy tờ tuỳ thân tại Bưu cục gốc. GDV thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1).
Kiểm tra và đối chiếu thông tin trên TK1, giấy tờ tuỳ thân và sổ thẻ tiết kiệm của khách hàng.
Căn cứ vào sổ thẻ tiết kiệm và TK1, nhập vào máy tính: mã khách hàng, các thông tin khách hàng đề nghị sửa đổi.
KSV nhập mật khẩu.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch, in lại sổ thẻ tiết kiệm.
Ký tên và đóng dấu TKBĐ vào TK1.
Gạch ngang các thông tin cũ trên TK2, ghi các thông tin mới, ký tên và đóng dấu TKBĐ vào phần sửa chữa trên TK2.
Giao lại TK3 và giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
01 liên Giấy đề nghị TK1 gửi về Công ty DV TKBĐ, 01 liên lưu cùng TK2 tại Bưu cục.
2.10.2 Thay đổi thông tin khách hàng khác:
Khách hàng có thể yêu cầu thay đổi một số thông tin liên quan đến khách
hàng như: địa chỉ liên hệ, số điện thoại... (trừ thông tin họ tên và số
Giấy tờ tuỳ thân) tại bất kỳ Bưu cục nào có nối mạng tin học TKBĐ. GDV
thực hiện các công việc sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Giấy đề nghị (TK1), viết rõ các thông tin cá nhân cần thay đổi.
Kiểm tra và đối chiếu thông tin trên giấy tờ tuỳ thân và sổ thẻ tiết kiệm của khách hàng.
Căn cứ vào sổ thẻ tiết kiệm và TK1, nhập vào máy tính mã khách hàng, các thông tin khách hàng đề nghị sửa đổi.
KSV nhập mật khẩu.
In, kiểm tra và chuyển TK1 cho khách hàng kiểm tra lại và ký tên.
Ghi giao dịch. Ký tên và đóng dấu TKBĐ vào Giấy đề nghị.
Giao lại cho khách hàng TK3 và giấy tờ tuỳ thân.
01 liên Giấy đề nghị TK1 lưu cùng TK2 tại Bưu cục, 01 liên gửi về Công ty DV TKBĐ.
2.11 Hỏng thẻ do khách hàng:
- Khi Thẻ TKBĐ bị hỏng không thể giao dịch được (Thẻ gãy, Thẻ bị rơi
xuống nước …); khách hàng có thể đến mọi Bưu cục cung cấp dịch vụ Thẻ để
làm thủ tục báo hỏng Thẻ.
- Nếu khách hàng muốn tiếp tục sử dụng Thẻ, khách hàng phải thực hiện
giao dịch đăng ký cấp lại Thẻ và GDV thực hiện giao dịch này cho khách
hàng theo quy định
- GDV sử dụng màn hình “Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ” và thực hiện quy trình báo hỏng thẻ TKBĐ như sau:
Đề nghị khách hàng trình Thẻ hỏng và GTTT
Nhận, kiểm tra tình trạng Thẻ và hướng dẫn khách hàng viết Phiếu đăng ký.
Căn cứ vào Phiếu đăng ký, lựa chọn kiểu Báo hỏng “Do khách hàng”, nhập số tài khoản TKCN hoặc số Thẻ TKBĐ của khách hàng.
Đề nghị khách hàng nhập mật khẩu của tài khoản TKCN.
Đề nghị KSV nhập mật khẩu kiểm soát.
Đối chiếu các thông tin trên máy tính với thông tin trên Phiếu đăng ký,
in Phiếu xác nhận giao dịch (02 liên) và đưa cho khách hàng kiểm tra, ký
tên.
“Ghi giao dịch” và kết thúc giao dịch.
Nhận lại và ký tên, đóng dấu TKBĐ trên Phiếu xác nhận giao dịch.
Thu lại thẻ TKBĐ sau đó giao GTTT và 01 liên Phiếu xác nhận giao dịch cho khách hàng.
2.12 Hỏng thẻ không do khách hàng, hỏng do in:
GDV vào màn hình “Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ”, chọn “Hỏng không do khách
hàng/Do in”, nhập số Thẻ hoặc số tài khoản, kiểm tra lại các thông tin
giữa máy và Thẻ hỏng. KSV kiểm tra và nhập mật khẩu. Sau đó, GDV in
“Phiếu xác nhận giao dịch” (02 liên) và “Ghi giao dịch”.
Sau khi báo hỏng Thẻ, GDV phải thực hiện đăng ký cấp lại cho thẻ hỏng này như sau:
+ GDV vào màn hình “Cấp thẻ - Đóng thẻ”, chọn lý do “Cấp thẻ do Bưu cục”.
+ KSV kiểm tra và nhập mật khẩu.
+ GDV in 02 liên Phiếu xác nhận giao dịch.
+ Ký tên, đóng dấu TKBĐ lên Phiếu xác nhận giao dịch.
2.13 Xử lý Thẻ bị mất:
Thẻ TKBĐ trong quá trình quản lý phát hiện ra bị mất cũng phải được quản lý chặt chẽ như đối với các TK3 bị mất.
Thẻ TKBĐ mất bao gồm các loại sau:
+ Mất do khách hàng: mất sau khi đã phát hành cho khách hàng và khách hàng làm mất.
+ Mất không do khách hàng: Bưu cục làm mất sau khi đã nhận về Bưu cục và trước khi xuất cho khách hàng.
2.13.1 Mất do khách hàng:
Khi khách hàng làm mất Thẻ TKBĐ, khách hàng có thể đến hoặc gửi văn
bản bằng đường thư hoặc fax đến mọi Bưu cục cung cấp dịch vụ Thẻ để làm
thủ tục báo mất Thẻ TKBĐ.
Nếu khách hàng muốn tiếp tục sử dụng Thẻ, khách hàng phải thực hiện
giao dịch đăng ký cấp lại Thẻ. GDV thực hiện giao dịch này cho khách
hàng theo các quy định tại Điều 8 với lý do “Cấp thẻ do khách hàng”.
Khi mất Thẻ TKBĐ, khách hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch trên tài khoản TKCN bằng Sổ TKCN.
a). Khách hàng gửi văn bản Báo mất Thẻ đến Bưu cục bằng đường thư hoặc fax:
- GDV vào màn hình “Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ”, lựa chọn kiểu Báo mất “Do
khách hàng bằng văn bản”, nhập số tài khoản TKCN hoặc số Thẻ TKBĐ của
khách hàng.
- KSV nhập mật khẩu kiểm soát
- GDV kiểm tra các thông tin trên màn hình với văn bản do khách hàng gửi đến sau đó in Phiếu xác nhận giao dịch (02 liên).
- GDV “Ghi giao dịch” và kết thúc giao dịch.
b). Khách hàng đến Bưu cục báo mất Thẻ:
- GDV đề nghị khách hàng xuất trình GTTT và viết Phiếu đăng ký.
- Căn cứ vào Phiếu đăng ký, GDV vào màn hình “Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ”,
lựa chọn kiểu “Báo mất do khách hàng không bằng văn bản”, nhập số tài
khoản TKCN hoặc số Thẻ TKBĐ của khách hàng.
- GDV đề nghị khách hàng nhập mật khẩu của tài khoản TKCN.
- KSV nhập mật khẩu kiểm soát.
- GDV đối chiếu các thông tin trên máy tính với thông tin trên Phiếu
đăng ký sau đó in Phiếu xác nhận giao dịch (02 liên) và đưa cho khách
hàng kiểm tra, ký tên.
- GDV “Ghi giao dịch” và kết thúc giao dịch.
- Nhận lại và ký tên đóng dấu TKBĐ trên Phiếu xác nhận giao dịch.
- GDV giao 01 liên Phiếu xác nhận giao dịch và GTTT cho khách hàng.
2.13.2 Mất không do khách hàng:
GDV vào màn hình “Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ”, chọn “Mất không do khách
hàng” và nhập số tài khoản hoặc số Thẻ, kiểm tra lại các thông tin. KSV
kiểm tra và nhập mật khẩu kiểm soát sau đó GDV in “Phiếu xác nhận giao
dịch” (02 liên) và “Ghi giao dịch”.
Sau khi Báo mất Thẻ, GDV phải thực hiện đăng ký cấp lại Thẻ như sau:
+ GDV vào màn hình “Cấp thẻ - Đóng thẻ”, chọn lý do: “Cấp thẻ do Bưu cục”
+ KSV nhập mật khẩu kiểm soát
+ GDV in Phiếu xác nhận giao dịch (02 liên).
+ GDV ký tên, đóng dấu TKBĐ trên Phiếu xác nhận giao dịch.
2.14 Huỷ Báo mất/Hỏng Thẻ
- Khách hàng có thể đến mọi Bưu cục cung cấp dịch vụ Thẻ để thực hiện
giao dịch Huỷ báo mất/hỏng thẻ kể cả đối với tài khoản TKCN đang ở
trạng thái Báo mất thẻ bằng văn bản.
- Khách hàng chỉ có thể thực hiện Huỷ Báo mất/hỏng Thẻ TKBĐ khi chưa
thực hiện giao dịch đăng ký cấp lại thẻ. Các thẻ TKBĐ được tìm thấy hoặc
phát hiện không hỏng sau khi khách hàng đăng ký cấp lại được nộp lại
cho Bưu cục và GDV xuất Thẻ này về Công ty theo quy định tại Điều 23 với
lý do “Thẻ thừa do báo mất/hỏng bởi KH”.
- GDV sử dụng màn hình “Huỷ báo mất/Huỷ báo hỏng” và thực hiện các bước giao dịch chính như sau:
Hướng dẫn khách hàng viết Phiếu đăng ký và xuất trình thẻ TKBĐ, GTTT.
Đưa Thẻ vào thiết bị đọc Thẻ, nhấn nút “Đọc thẻ” và yêu cầu khách hàng nhập mật khẩu tài khoản TKCN.
In Phiếu xác nhận giao dịch (02 liên), đưa cho khách hàng kiểm tra và yêu cầu khách hàng ký tên vào Phiếu xác nhận giao dịch.
“Ghi giao dịch” và kết thúc giao dịch.
Nhận lại và ký tên, đóng dấu TKBĐ lên các Phiếu xác nhận giao dịch.
Giao lại thẻ TKBĐ và 01 liên Phiếu xác nhận giao dịch cho khách hàng.
Sau giao dịch này, khách hàng có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao
dịch như bình thường.
CƯỚC DỊCH VỤ:
STT |
LOẠI DỊCH VỤ |
LÃI SUẤT (%/tháng) |
1 |
TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN |
0,20 |
2 |
TIỀN GỬI TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM CÁ NHÂN |
0,20 |
3 |
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN RÚT 1 LẦN |
|
|
- Kỳ hạn 03 tháng |
0,93 |
- Kỳ hạn 06 tháng |
0,93 |
|
- Kỳ hạn 12 tháng |
0,93 |
|
- Kỳ hạn 24 tháng |
0,88 |
|
4 |
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN RÚT LÃI HÀNG QUÝ |
|
|
- Kỳ hạn 12 tháng |
0,88 |
- Kỳ hạn 24 tháng |
0,83 |
|
5 |
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN RÚT LÃI HÀNG THÁNG |
|
|
- Kỳ hạn 06 tháng |
0,85 |
- Kỳ hạn 12 tháng |
0,86 |
|
- Kỳ hạn 24 tháng |
0,82 |
|
6 |
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN RÚT TỪNG PHẦN |
|
|
- Kỳ hạn 03 tháng |
0,88 |
- Kỳ hạn 06 tháng |
0,89 |
|
- Kỳ hạn 12 tháng |
0,90 |
|
- Kỳ hạn 24 tháng |
0,84 |
|
7 |
TIẾT KIỆM GỬI GÓP |
|
|
- Kỳ hạn 06 tháng |
0,82 |
- Kỳ hạn 09 tháng |
0,83 |
|
- Kỳ hạn 12 tháng |
0,84 |
|
- Kỳ hạn 18 tháng |
0,81 |
|
- Kỳ hạn 24 tháng |
0,80 |
|
- Kỳ hạn 36 tháng |
0,80 |
|
- Kỳ hạn 48 tháng |
0,80 |
|
- Kỳ hạn 60 tháng |
0,8 |
BƯU ĐIỆN TỈNH GIA LAI - Đơn
vị thành viên của VNPost
Địa chỉ: 69 Hùng Vương - TP. Pleiku - Gia Lai, Điện thoại: (0269)3872062, Fax:
(0269)3823029
Email: dhbc_gialai@vnpost.vn
-
Website: http://gialaipost.vn hoặc
http://gialai.vnpost.vn