Công đoàn Bưu chính Việt Nam
Đề cương tuyền truyền Kỷ niệm 65 năm thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam
10/07/2012 08:20 AM (4034 Lượt xem)
Công đoàn Bưu điện Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của công nhân viên chức và người lao động Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là công đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, được thành lập ngày 30/8/1947. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã góp phần quan trọng trong xây dựng đội ngũ CBCNVC và xây dựng ngành Bưu điện (nay là Tập đoàn) phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” trong hơn nửa Thế kỷ qua. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta cùng nhau ôn lại về quá trình hình thành, phát triển và truyền thống vẻ vang của Công đoàn Bưu điện Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Mỗi cán bộ đoàn viên tự hào về truyền thống, càng ra sức phấn đấu xây dựng tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát triển vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới.

 

Phần thứ nhất

SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã chỉ đạo, tổ chức cho nhiều CBCC, CNVC ở các cơ sở Bưu điện tham gia tổ chức viên chức cứu quốc. Những CBCC, CNVC Bưu điện đầu tiên được giác ngộ cách mạng đã hăng hái tham gia vận động nhiều người khác ủng hộ cách mạng, bảo vệ máy móc, cơ sở, phục vụ thông tin liên lạc cho chính quyền cách mạng non trẻ của nhân dân ta.

Hội nghị Công nhân cứu quốc toàn quốc (tháng 5 -1946) quyết định đổi tên Hội công nhân cứu quốc thành Công đoàn. Tháng 7 - 1946, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được thành lập, sau một thời gian ngắn Chi hội công nhân cứu quốc ở Cơ xưởng Bưu điện Trung ương và Đài Vô tuyến điện Bạch Mai (Hà Nội) được đổi thành công đoàn. Tháng 9-1946, hội nghị các uỷ ban công chức: Trung tâm điện tín - điện thoại, Nha Tổng giám đốc Bưu điện Việt Nam, Nha Giám đốc Bưu điện Miền Bắc, Công đoàn Cơ xưởng Bưu điện Trung ương, Công đoàn Đài Vô tuyến điện Bạch Mai v.v... đã thống nhất thành Công đoàn Điện tín Hà Nội. Tiếp đó, Công đoàn Bưu điện các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn, Lạng Sơn... lần lượt ra đời.

Được sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 30/8/1947 Công đoàn Bưu điện Việt Nam được thành lập, tập hợp được 1.460 đoàn viên ở 17 cơ sở Bưu điện, sau đó dần dần phát triển nhanh ra cả nước. Công đoàn Bưu điện Việt Nam là một trong hai công đoàn Ngành dọc được thành lập sớm thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Từ khi ra đời và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Công đoàn Bưu điện Việt Nam luôn luôn chú trọng việc tuyên truyền giáo dục đội ngũ CBCNVC về tinh thần yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và động viên mọi người thi đua đảm bảo tốt thông tin liên lạc, phục vụ đắc lực và kịp thời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Năm 1976, sau khi đất nước thu về một mối, ngành Bưu điện thống nhất cả nước, tổ chức Công đoàn Ngành đã thống nhất công đoàn các Bưu điện tỉnh - thành phố và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện Miền Nam vào Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Lúc này tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam bao gồm 40 công đoàn Bưu điện tỉnh - thành phố, đặc khu và 30 công đoàn các đơn vị trực thuộc bao gồm các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Viện, Trường học...

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời với sự phát triển của Ngành, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phát triển mạnh về tổ chức. Từ 17 cơ sở với 1.460 đoàn viên từ ngày đầu thành lập (1947), ngày nay Công đoàn Bưu điện Việt Nam bao gồm 113 công đoàn Viễn thông các tỉnh - thành phố, Tổng Công ty Bưu chính VN, công đoàn các Công ty, Cơ quan, Học viện, Trường học, Bệnh viện, Trung tâm… với hơn 1000 công đoàn cơ sở, với gần 90.000 đoàn viên và lao động.

Tháng 9-1989, Công đoàn Bưu điện Việt Nam được Ban thư ký (nay là Đoàn chủ tịch) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định phân cấp chỉ đạo trực tiếp công đoàn các cơ sở trong ngành, là một bước ngoặt về tổ chức và hoạt động cho Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

Sau khi Chính phủ thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tổng công ty 91) vào tháng 10 - 1992, Công đoàn Bưu điện Việt Nam được Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN quyết định giao đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ công đoàn Tổng Công ty BCVTVN (Quyết định số 1301/QĐ-TLĐ ngày 03/12/1997 của TLĐLĐVN).

Theo các Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVTVN và Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Công ty mẹ Tập đoàn BCVTVN, Công đoàn Bưu điện Việt Nam được Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giao đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ công đoàn của Tập đoàn BCVTVN (theo quyết định số 1593/QĐ-TLĐ ngày 18/10/2006), như vậy suốt trong quá trình phát triển của mình tuy rằng về tổ chức chuyên môn có sự thay đổi phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, nhưng Công đoàn Bưu điện Việt Nam vẫn được giữ nguyên tên gọi của những ngày đầu thành lập và luôn đồng thời thực hiện chức năng đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, tham gia quản lý ở cả hai lĩnh vực quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh của Ngành (Là công đoàn Ngành Trung ương và công đoàn doanh nghiệp).      

Năm 1952, Công đoàn Bưu điện Việt Nam được trở thành hội viên của công đoàn viên chức quốc tế. Những năm vừa qua, Công đoàn Bưu điện Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện công tác đối ngoại, đặt quan hệ song phương với công đoàn Bưu điện các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới có quan hệ với Bưu điện và tổ chức công đoàn Quốc tế như Công đoàn Bưu chính Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Tổ chức công đoàn quốc tế UNI và mạng lưới Công đoàn Châu¸ Thái bình dương UNIAPRO… tổ chức đón tiếp nhiều đoàn đến, đi thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm về phong trào CBCC, CNVC và hoạt động công đoàn, dự các Đại hội và Hội nghị công đoàn trong khu vực, ký kết các chương trình hợp tác trao đổi và tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung đề ra được công đoàn các nước đánh giá cao.

Từ năm 1990, Công đoàn Bưu điện Việt Nam không ngừng đổi mới về nhận thức và quan điểm, nội dung và phương thức hoạt động; tham gia có hiệu quả công tác quản lý Ngành; thực hiện tốt hơn mặt xã hội của sản xuất đối với CBCC, CNVC; cùng với Ngành thực hiện tốt các hoạt động tình nghĩa trong ngành và các hoạt động nhân đạo, từ thiện đối với xã hội. Phối hợp với lãnh đọa chuyên môn chăm lo xây dựng đội ngũ CBCNVC ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu hai giai đoạn tăng tốc độ phát triển 1993 - 2000, chuẩn bị cho chiến lược hội nhập và phát triển đầu Thế kỷ 21.

Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã qua 13 kỳ Đại hội (vào các năm: 1957, 1960, 1963, 1968, 1973, 1978, 1981, 1983, 1988, 1993, 1998, 2003 và năm 2008). Mỗi Đại hội đều đánh dấu bước trưởng thành và phát triển, định ra phương hướng hành động cho đoàn viên, CBCNVC trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Đại hội XIII Công đoàn Bưu điện Việt Nam (2008) là Đại hội đổi mới về quan điểm, nhận thức, nội dung và phương pháp hoạt động; đề ra được mục tiêu, định hướng và nội dung hoạt động cho thời kỳ chuyển sang thời kỳ phát triển mới của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

Kỷ niệm 50 năm thành lập (1947 - 1997), Công đoàn Bưu điện Việt Nam  vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bức trướng thêu Mười chữ vàng truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”. Được Tạp chí Lao động và Công đoàn bình chọn là một  trong 10 sự kiện nổi bật nhất năm 1997 của Công đoàn Việt Nam.

Kỷ niệm 55 năm thành lập (1947 - 2002), đã để lại dấu ấn khó quyên trong lòng cán bộ, công chức, công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn trong Ngành, một lần nữa khơi dậy lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Ngành và của tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng ngành Bưu điện Việt Nam không ngừng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Kỷ niệm 60 năm thành lập (1947 - 2007), cán bộ đoàn viên công đoàn một lần nữa đã vinh dự tự hào đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng – Huân chương Hồ Chí Minh, là tổ chức công đoàn ngành đầu tiên được trao tặng phần thưởng cao quý này. Một lần nữa chúng ta khẳng định sự đóng góp to lớn của các thế hệ CBCNVC và của tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng ngành Bưu điện Việt Nam (Tập đoàn BCVTVN) không ngừng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nhân dịp này chúng ta đã tổ chức biên soạn và phát hành cuốn Lịch sử Công đoàn Bưu điện VN, đây là bộ tài liệu có hệ thống lịch sử lớn nhất từ trước đến nay của tổ chức công đoàn Bưu điện VN. Lịch sử Công đoàn Bưu điện VN (1947 – 2007) không chỉ là bộ tài liệu lịch sử mà còn có giá trị lớn lao về giáo dục truyền thống cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, nhất là đối với thế hệ đoàn viên công đoàn trẻ. Là sự ghi nhận những công lao đóng góp của các thể hệ cán bộ công đoàn các thời kỳ lao động công tác vì sự phát triển của tổ chức Công đoàn Bưu điện VN.

Phần thứ hai

TRUYỀN THỐNG 65 NĂM QUA CÁC GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành ở từng giai đoạn cách mạng, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với chuyên môn phát động các phong trào, các cuộc vận động để huy động sức mạnh của cán bộ, đoàn viên CBCNVC thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.

1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

- Từ những ngày đầu mới thành lập còn rất nhiều khó khăn, lại trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, trước mọi âm mưu phá hoại của địch. Hội nghị cán bộ Công đoàn toàn ngành (1953) đã đề ra chủ trương: tăng cường tổ chức lực lượng, giáo dục tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc cho CBCC CNVC; phát động CBCC, CNVC thi đua thực hiện nội dung các khẩu hiệu hành động thích hợp thời bấy giờ như: “Thi đua vượt tuyến, vượt đường, đảm bảo thông tin,  liên lạc”, “Thi đua phục vụ chống càn”, và đỉnh cao là cuộc vận động “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Từ cao trào đó, khí thế thi đua trong CBCC, CNVC phát triển ngày càng mạnh mẽ, động viên mọi người ra sức khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn; mưu trí, dũng cảm đảm bảo thông tin, liên lạc trong mọi tình huống, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

2. Thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà (1954 - 1965)

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ I (1957) CBCNVC trong ngành đã triển khai mạnh mẽ phong trào “Thi đua điển hình tiên tiến” và cuộc vận động “Cải tiến quản lý xí nghiệp”. Nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế - văn hoá (1958 - 1960) và từng bước nâng cao năng lực làm chủ của CBCC, CNVC, phấn đấu thực hiện các mục tiêu phục vụ của Ngành: “Nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi”.

- Để phấn đấu thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Ngành, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Các Nghị quyết Đại  hội lần thứ II (1960) và Đại hội lần thứ III (1963) của Công đoàn Bưu điện Việt Nam, đã động viên CBCC, CNVC thi đua đẩy mạnh các cuộc vận động: “Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý”, “Dạy tốt, học tốt” và phong trào “Xây dựng tổ - đội lao động XHCN”... Trong các phong trào thi đua tập thể đó, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã sớm xây dựng được những tập thể đầu đàn như: tổ phát thư (Bưu điện Hải Phòng), tổ Báo vụ nội A (Bưu điện Hà Nội) và hàng trăm tổ tiên tiến khác; tổ chức học tập về tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ của các tổ đầu đàn trong CBCNVC; để cùng với các phong trào thi đua khác, phấn đấu giành danh hiệu 3 đỉnh cao: “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”.

 

 

3. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà (1966 - 1975)

Trước tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra Miền Bắc; Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”:

- Đại hội lần thứ IV Công đoàn Bưu điện Việt Nam (1968) phát động các phong trào, các cuộc vận động và các khẩu hiệu hành động như: “Quyết tâm bảo đảm thông tin, liên lạc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Đứt dây như đứt ruột, gẫy cột như gẫy xương”, “Tay kìm - tay súng, tay búa - tay súng”, “Xe thư là vũ khí, đường thư là trận địa”, “Quyết bám máy, bám đài, không để thông tin gián đoạn”... phục vụ đắc lực cho chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Sau khi quân dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất; trong khí thế lao động xây dựng Miền Bắc vững mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc kháng chiến của đồng bào ta ở miền Nam, Công đoàn Bưu điện Việt Nam tổ chức cuộc vận động: “Rèn luyện thái độ lao động đúng của người Bưu điện XHCN” và nhiều phong trào nối tiếp nhau như “Bảo dưỡng dây máy giỏi”, “Điện thoại viên giỏi”, “Điện báo  viên giỏi”, “Khai thác bưu chính giỏi”, “Lái xe thư báo giỏi” v.v... thu hút hàng vạn CBCNVC thi đua lao động sản xuất và công tác đạt hiệu quả cao.

Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai, mà đỉnh cao là cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng cục Bưu điện  và Công đoàn Bưu điện Việt Nam “Mỗi CBCNVC Bưu điện là một chiến sĩ kiên cường, mỗi bưu cục, đài, đội, phân xưởng, phòng, ban... là một pháo đài chống Mỹ”. CBCNVC Bưu điện đã dũng cảm bám cơ sở, bám đường dây, đường thư phục vụ kịp thời cho chiến đấu. Trong cuộc chiến đấu ác liệt đó, mặc dù ở nhiều nơi ta đã bị tổn thất, bị thương vong, song không ai nản chí. Ngược lại, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” đã cất vang lên như tiếng kèn xung trận, như những luồng gió mới, tiếp thêm sức cho CBCNVC lao động hăng say, hoàn thành nhiệm vụ...

- Trong khí thế chiến thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ V (1973) đã phát động phong trào “Thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, rèn luyện thái độ lao động đúng của người Bưu điện” nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng thông tin, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.

Hơn 20 năm đấu tranh gian khổ, luôn trực diện với quân thù; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành trong các thời kỳ trước đây, đội ngũ làm công tác thông tin liên lạc cách mạng ở Miền Nam đã dũng cảm, mưu trí, chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, luôn sát cánh với quân và dân Miền Nam anh hùng, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ đắc lực mọi yêu cầu của cách mạng trong suốt thời kỳ từ 1954 đến 1975. Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, lực lượng cán bộ công nhân hai ngành Giao bưu và Thông tin đã kiên trì bám trụ khắp mọi nơi: từ Trị - Thiên đến Cà Mau, thành thị đến nông thôn - đồng bằng, bưng biền đến rừng núi Tây Nguyên, ra đến các hải đảo... để giữ vững cơ sở, đường dây; đảm bảo điện đài; vận chuyển công văn, tài liệu, thư từ, bưu thiếp, báo chí, vũ khí, đạn dược, thuốc men... và đưa đón cán bộ, bộ đội; vận động quần  chúng v.v... trong mọi tình huống, gay go, ác liệt. Nhiều anh chị em đã dũng cảm hy sinh hoặc bị bắt, bị tra tấn dã man, nhưng thông tin liên lạc vẫn đảm bảo. Toàn ngành có gần 10.000 liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, công lao và những tấm gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó, đã góp phần vào đại thắng Mùa Xuân 1975 của dân tộc ta; tô điểm cho truyền thống chung của Ngành càng thêm rực rỡ.

4. Thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa  (1976 - 1986)

- Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI (1978), lần thứ VII (1981) và lần thứ VIII (1983), CBCC, CNVC toàn Ngành đã đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động: “Phát huy quyền làm chủ tập thể của CBCC, CNVC, đấu tranh chống tiêu cực, đảm bảo chất lượng thông tin, hoàn thành vượt mức kế hoạch” và “Xây dựng người Bưu điện có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức phục vụ tốt, kỷ luật sản xuất nghiêm”, đã tạo được khí thế lao động sản xuất và công tác sôi nổi, liên tục rộng khắp trong nhiều năm.

- Tiếp sau đó Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động các phong trào: “Xây dựng Bưu cục có nền nếp chính quy”, “Chống chậm, chống mất bưu phẩm, bưu kiện”, “Chống cắt phá đường dây thông tin”... nhằm tiếp tục nâng cao vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm của CBCC, CNVC, phấn đấu xây dựng đội ngũ, xây dựng Ngành.

- Trước yêu cầu khẩn trương của tình hình cách mạng mới của đất nước, một lần nữa toàn ngành lại ra quân, đảm bảo vững chắc thông tin liên lạc phục vụ đắc lực sự chỉ đạo, chỉ huy, chống cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc ta thắng lợi.

5. Thời kỳ đổi mới và tăng tốc độ phát triển ngành Bưu điện (1986 - 2000) và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986 ngành Bưu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong CBCNVC nhằm thực hiện ba mục tiêu: “Chất lượng - Năng suất - Hiệu quả” và năm chương trình đồng bộ: “Nâng cao chất lượng và năng lực thông tin, liên lạc”; “Phát triển công nghiệp thông tin”; “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “Đào tạo CBCC, CNVC” và chương trình “Chính sách xã hội của ngành”.

- Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ IX (1988) đã phát động mạnh mẽ các phong trào “Phấn đấu trở thành người Bưu điện giỏi và tập thể Bưu điện giỏi”, “Học và làm đúng quy chế, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình quy phạm kỹ thuật”, “Học tập điển hình tiên tiến”...

- Trong khí thế toàn ngành bước vào kế hoạch tăng tốc độ phát triển giai đoạn I (1993 - 1995), Nghị quyết Đại hội X đã xác định nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đội ngũ CBCN Bưu điện phát triển, đáp ứng yêu cầu “tăng tốc” và sự nghiệp đổi mới của Ngành, trước mắt là xây dựng chương trình nâng cao trình độ các mặt cho CBCC, CNVC. Chỉ thị liên tịch số 02 ngày 10/1/1993 của Tổng cục Bưu điện và Công đoàn Bưu điện Việt Nam được ban hành, phù hợp với nội dung tinh thần Nghị quyết TW 4 (Khoá VII) của Đảng về phát triển con người toàn diện. Cùng với phong trào học tập nâng cao trình độ CBCC, CNVC, là thời kỳ nở rộ các hội thi ngành nghề từ cơ sở lên toàn Ngành: điện thoại viên giỏi; sáng tạo kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý; Trưởng Bưu điện huyện giỏi; giao dịch viên duyên dáng và kinh  doanh giỏi; Giám đốc công ty giỏi; giáo viên giỏi v.v... với sự nỗ lực phấn đấu, học tập của từng cá nhân, được sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện của Lãnh đạo từ cơ sở lên Ngành, dần dần trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và kiến thức quản lý của CBCC, CNVC được nâng lên một bước mới, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu tăng tốc độ phát triển giai đoạn I (đạt chỉ tiêu 1 máy điện thoại/ 100 dân và số hoá các tuyến trục mạng lưới vào cuối năm 1995).

- Những ngày đầu toàn ngành bước vào giai đoạn II tăng tốc độ phát triển (1996 - 2000), Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động 5 cuộc vận động lớn trong CBCC, CNVC: “Phát triển máy điện thoại thuê bao và các sản phẩm mới, dịch vụ mới”; “Cải tiến lề lối, quy trình làm việc, để thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính”; “Đổi mới quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ”; “Xây dựng nơi làm việc, khu tập thể CBCC, CNVC, khu nội trú học sinh văn minh - sạch đẹp, ngăn chặn từ xa các tệ nạn xã hội” và “Xây dựng nhiều công trình, sản phẩm  chào mừng mang tên Công trình 30 - 8”. Triển khai 5 cuộc vận động như một đợt ra quân đông đảo, mạnh mẽ, toàn diện của hàng vạn CBCC, CNVC từ các bưu cục, đài trạm, phòng ban lên các trung tâm, các đơn vị. Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cơ bản của kế hoạch tăng tốc giai đoạn II, để kết thúc thắng lợi 8 năm tăng tốc độ phát triển của Ngành.

Giai đoạn này Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã tổ chức nhiều Hội thi, như Hội thi giao dịch viên duyên dáng và kinh doanh giỏi, Hội thi Giám đốc giỏi, Hội thi sáng tạo, lái xe an toàn… trong đó nổi bật là Hội thi Nữ Bưu điện Tài năng, Hội thi Chủ tịch Công đoàn giỏi. Thông qua các hội thi đ đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều cán bộ cho tổ chức công đoàn và chuyên môn.

- Đại hội XI Công đoàn Bưu điện Việt Nam (ngày 18 và 19-5-1998)  được diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị kết thúc Thế kỷ 20, bước vào Thế kỷ 21 và Thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại. Nhiệm vụ trọng đại của Đại hội là Tổng kết 10 năm đổi mới (2 nhiệm kỳ) và định hướng hoạt động cho những năm chuyển sang thế kỷ mới của Công đoàn Bưu điện Việt Nam. 

• Những tổng kết quan trọng của 10 năm đổi mới

Thông qua hoạt động thực tiễn và bằng tư duy mới, được đúc kết lại những quan điểm và kinh nghiệm (bao hàm cả lý luận và thực tiễn) gồm 10 điểm tiêu biểu dưới đây:

1. Bốn quan điểm về xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn Bưu điện trong tình hình mới, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường;

- Thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ phát triển - hiện đại hoá BC - VT Việt Nam, cập nhật công nghệ mới tiên tiến nhất của thế giới, song phải giữ vững độc lập tự chủ của đất nước và đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người lao động trong Ngành.

- Cùng với chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể khác dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn các cấp giáo dục CBCNVC ý thức về vai trò, trách nhiệm của Tổng công ty Nhà nước.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện không ngừng phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn  mạnh.

- Hoạt động công đoàn các cấp phải luôn đổi mới nội dung và phương pháp. Mọi hoạt động công đoàn phải thực sự gắn chặt với nhiệm vụ chính trị và SXKD; với việc bảo vệ lợi ích của người lao động và với công tác xây dựng  đội ngũ.

2. Khẳng định hoạt động công đoàn phải đi sâu vào sản xuất và quản lý, từ đó mới thực hiện được chức năng bảo vệ lợi ích người lao động.

3. Xây dựng 4 nội dung hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, yêu cầu phát triển Ngành và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn:

- Công đoàn Bưu điện với công tác quản lý, SXKD và phục vụ.

- Công đoàn Bưu điện thực hiện chức năng chăm lo đời sống và thực hiện chính sách xã hội đối với CBCC, CNVC.

- Công đoàn Bưu điện với công tác chăm lo xây dựng đội ngũ hiện tại và chuẩn bị tốt cho đội ngũ tương lai.

- Công đoàn Bưu điện chăm lo công tác tổ chức và cán bộ công đoàn, vận động CNVC tham gia xây dựng Đảng.

Đại hội XI bổ sung thêm nhiệm vụ thứ 5 là công tác đối ngoại của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

4. Đề ra 5 cuộc vận động lớn trong CBCNVC, phù hợp với xu thế chung và gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển Ngành.

Riêng cuộc vận động thứ tư, để xây dựng một phong cách sống đẹp của người lao động BĐ, năm 2000 Công đoàn Bưu điện Việt Nam nâng lên thành cuộc vận động Xây dựng văn minh Bưu điện, nhằm xây dựng đồng thời cả về trí tuệ, phong cách và cuộc sống văn minh, phù hợp với Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc), chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đầu Thế kỷ 21.

5. Làm rõ được quan điểm: xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh.

6. Xây dựng 18 cụm công đoàn thuộc các khối trong toàn Ngành, sinh hoạt cụm công đoàn ngày càng nền nếp và có hiệu quả.

7. Cùng với chuyên môn xây dựng được truyền thống “Nghĩa tình” từ đó xây dựng 5 bài học truyền thống của Ngành và 5 lời hứa danh dự của cán bộ công nhân viên Bưu điện.

8. Tổng kết rút ra 5 cái được của người lao động Bưu điện, từ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh mà Ngành và công đoàn Ngành đưa lại:

- Với một Ngành có tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ cao, nhưng người lao động không bị mất việc; tự hào vì được làm thành viên của một ngành mũi nhọn đang trên đà phát triển.

- Trình độ năng lực được nâng lên, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng đất nước; thu nhập và cuộc sống ổn định, thực hiện được phương châm “người Bưu điện sống bằng nghề Bưu điện”.

- CBCNVC thực sự được làm chủ công việc của mình, xí nghiệp, cơ quan mình.

- Hậu phương (gia đình) của CBCNVC thực sự được quan tâm, chăm lo bằng các chính sách xã hội của Ngành, và bằng tình cảm thân thương, ấm áp đầy tình nghĩa của đồng nghiệp.

- CBCNVC luôn nhận được sự thương yêu, tôn trọng của gia đình và sự quý trọng của xã hội.

9. Đã chỉ ra yêu cầu và nội dung của công tác tư tưởng và giáo dục truyền thống trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện trong giai đoạn mới, nhằm phát huy thế mạnh và nội lực của Ngành trước yêu cầu phát triển.

10. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã tham gia xây dựng nhiều Đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là những cơ sở quan trọng cho những giải pháp về một số nội dung liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ CBCNVC.

Đồng thời với những tổng kết trên đây, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Chuyên môn hoàn thiện thêm 5 mục tiêu chất lượng phục vụ của Ngành “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh” bên cạnh 10 chữ Vàng truyền thống.

*Về định hướng hoạt động công đoàn cho những năm cuối Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21.

Mục tiêu chung Đại hội đề ra là: Phát huy sức mạnh của tổ chức công đoàn góp phần quan trọng phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất và quản lý, bảo vệ lợi ích người lao động; ổn định và nâng cao đời sống CBCNVC; xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bưu chính, viễn thông  trước mắt và đón đầu cho các thập kỷ tới; thực hiện có hiệu quả và mở rộng các chính sách xã hội của Ngành.

Mục tiêu chung được thể hiện bằng 5 mục tiêu lớn:

- Về sản xuất kinh doanh và phục vụ: phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, chiếm lĩnh thị trường và tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục vụ và SXKD trong tình hình mới. Phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất về tiền vốn, thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực đưa vào sản xuất; hoàn thành và vượt mức kế hoạch hàng năm từ 1% trở lên.

- Về quản lý: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, tạo cơ chế quản lý, môi trường, hành lang pháp lý và các điều kiện chủ động để phát huy mạnh nội lực, chuẩn bị khả năng và  điều kiện cần thiết cho sự hội nhập quốc tế. Xây dựng thêm các cơ chế, chính sách thu hút, đòn bẩy để khuyến khích tài năng, giữ và thu hút nhân tài.

- Về đời sống và CSXH: Cùng với tạo việc làm và nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả SXKD, phấn đấu đảm bảo đời sống cho CBCNVC đạt mức trung bình khá so với xã hội. Thực hiện có hiệu quả và mở rộng các CSXH đối với các đối tượng trong Ngành; tổ chức, xây dựng và phát huy hiệu quả các cơ sở chăm lo sức khoẻ, các hoạt động văn hoá - thể thao cho CBCNVC.

- Về xây dựng đội ngũ: Đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho CBCC, CNVC, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hàng năm có bình quân từ 40 – 50% CBCNVC được học tập bằng các hình thức để nâng cao trình độ.

- Về nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động công đoàn: tiếp tục đổi mới về tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Tổ chức các phong trào, các cuộc vận động đảm bảo đồng thời được hai yêu cầu: phổ cập và hiệu quả.

6. Thời kỳ hội nhập và phát triển phát triển ngành Bưu điện và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, từ năm 2001 ngành Bưu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các hội thi trong CBCNVC nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu: “Chất lượng - Năng suất - Hiệu quả” và chương trình: “Tất cả vì khách hàng”, “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực CBCNVC” và “Thực hiện chính sách xã hội của ngành”. Đặc biệt đã tổ chức thành công Hội nghị Nữ cán bộ công nhân viên chức ngành Bưu điện hướng tới thế kỷ 21. Hội nghị đã ra quyết tâm thư gửi lãnh đạo Ngành thể hiện sự quyết tâm của tập thể nữ CBCNVC toàn ngành thi đua phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi chương trình công tác và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch SXKD, mọi nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn thể CBCC, CNVC Bưu điện xây dựng Ngành Bưu điện ngày càng lớn mạnh.

- Đại hội XII Công đoàn Bưu điện Việt Nam (ngày 28 và 29-5-2003) được diễn ra trong giai đoạn bước vào Thế kỷ 21 và Thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại. Bộ Bưu chính, Viễn thông đã được Quốc hội phê duyệt thành lập và Chính phủ đã có Nghị định 90/2002/NĐ-CP về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông, sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng về quản lý nhà nước của Ngành, đồng thời thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Ngành Bưu điện trong gần 60 năm xây dựng và phát triển.

Trước bối cảnh lịch sử đó, nhiệm vụ quan trọng của Đại hội là Tổng kết 15 năm đổi mới (3 nhiệm kỳ) và định hướng hoạt động cho những năm chuyển sang thế kỷ mới của Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Với tinh thần: “Kế thừa, ổn định, dân chủ, đổi mới và phát triển”. Công đoàn Bưu điện Việt Nam tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, thiết thực, hiệu quả nhằm vận động cán bộ công chức, công nhân viên chức lao động nêu cao ý chí tiến công, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội trong chiến lược Hội nhập - phát triển của Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động Bưu điện lớn mạnh ngang tầm với yêu cầu CNH - HĐH; làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của CBCNVC; Đổi mới tổ chức; nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Khẩu hiệu hành động với mục tiêu tổng quát:

“Thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Ngành; chủ động phát triển nhanh và bền vững giành thắng lợi trong Hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo công bằng, dân chủ, việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của CBCNVC; xây dựng đội ngũ CBCNVC lao động lớn mạnh, tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam vững mạnh”.

Đại hội đã quyết nghị những mục tiêu quan trọng nhiệm kỳ 2003 -2008.

1.  Về sản xuất kinh doanh và phục vụ: Động viên CBCNV, đoàn viên công đoàn phát huy cao độ sức lực và trí tuệ, khai thác có hiệu quả cao nhất về tiền vốn, thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực để hoàn thành và vượt mức kế hoạch hàng năm, đạt tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên.

 2. Về quản lý: Vận động CBCNV đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy nội lực; chuẩn bị mọi khả năng và điều kiện để giành thắng lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Về đời sống và chính sách xã hội: Trên cơ sở tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống CBCNVC phấn đấu tăng thu nhập hàng năm từ 5% trở lên. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội; tổ chức, xây dựng và phát huy hiệu quả các cơ sở chăm lo sức khoẻ, các hoạt động văn hoá - thể thao cho CBCNVC.

4. Về Xây dựng đội ngũ: Đổi mới và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cho CBCNVC đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của Ngành trong giai đoạn cách mạng mới. Hàng năm bình quân có từ 30 - 35% CBCNV được học tập bằng các hình thức, trong nhiệm kỳ phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ, viên chức có trình độ cao đẳng và đại học từ 35% trở lên.

5. Về xây dựng Tổ chức công đoàn: Nghiên cứu đổi mới tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam phù hợp với giai đoạn mới, theo hướng đổi mới toàn diện mô hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty BCVTVN thành Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động Cụm công đoàn, nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Phấn đấu hàng năm có 90% trở lên số công đoàn đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ chính và những biện pháp lớn, trong đó tập trung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, truyền thống, ngành nghề; triển khai mạnh mẽ 3 cuộc vận động, trong đó lấy cuộc vận động xây dựng văn minh Bưu điện, văn hoá cơ quan doanh nghiệp là hoạt động xuyên suốt; xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của CBCNVC; đổi mới phương pháp phân phối thu nhập để khuyến khích chất lượng, năng xuất và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động của Ban nữ công các cấp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cụm công đoàn v.v...

Qua hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội (2003 - 2005) với sự hưởng ứng tích cực và sự năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã cho thấy: Nghị quyết Đại hội XII đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ và rộng khắp trong phong trào CBCNVC, góp phần hoàn thành thắng lợi giai đoạn Hội nhập và phát triển, vững tin bước vào giai đoạn phát triển mới từ những năm đầu thế kỷ 21. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ để chuyển đổi Tổng Công ty BCVTVN thành Tập đoàn BCVTVN theo quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT VN và Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông VN.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Ngành Bưu điện (tháng 8/2005) Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua, tổ chức nhiều hoạt động nhằm hướng phong trào CBCNVC toàn Ngành hăng hái lao động công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phối hợp với Bộ Bưu chính, viễn thông, Tổng công ty BCVTVN (nay là Tập đoàn) đã tổ chức tổng kết 20 năm đổi mới của Ngành. Trong đó đã khẳng định tổ chức Công đoàn Bưu điện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Ngành đã giáo dục CBCNVC, đoàn viên công đoàn, nêu cao truyền thống vẻ vang của Ngành, tích cực lao động sản xuất, công tác góp phần thực hiện thắng lợi và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, viễn thông) của Tổng công ty BCVTVN (nay là Tập đoàn BCVTVN).

Trong quá trình phát triển, Công đoàn Bưu điện Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động các hoạt động tình nghĩa, đền ơn đáp nghĩa như vận động CBCNVC nhận phụng dưỡng nhiều bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, ngày vì người nghèo, trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức CNVC gặp khó khăn, bệnh tật, hoạn nạn…bằng những ngày lương, nguồn quỹ do CBCNVC tự nguyện đóng góp. Từ các hoạt động đó, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng nhất, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong công tác thương binh, liệt sỹ và phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Ngày 30/8/2007, tại Hà Nội, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng. Để có thành tích này là cả một quá trình xây dựng và phát triển của Công đoàn Bưu điện VN gắn với lịch sử hình thành, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Các thế hệ cán bộ, đoàn viên công đoàn Bưu điện đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, anh dũng chiến đấu, hy sinh cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong thời kỳ mới, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã giáo dục, động viên đoàn viên bắt kịp với xu thế hội nhập, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển nhanh, vượt trội và bền vững, xứng đáng là một Tập đoàn kinh tế mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát huy thành tích đạt được của những giai đoạn phát triển trong thời gian qua, Đại hội XIII Công đoàn Bưu điện VN đã được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 23 đến ngày 25/6/2008). Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi tổ chức công đoàn tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành nhưng bên cạnh đó cũng phải đổi mới hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Thực hiện thắng lợi mục tiêu giai đoạn Hội nhập – Phát triển góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới, phát triển”, Đại hội XIII Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã đánh giá phong trào CNVC và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ XII (2003 - 2008), đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ XIII (2008 - 2013), nhằm động viên CBCNVC và tổ chức Công đoàn phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”; đoàn kết phấn đấu xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tiếp tục phát triển, xây dựng tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam ngày càng vững mạnh; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

5 năm qua, các cấp công đoàn đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XII Công đoàn Bưu điện Việt Nam đề ra, vượt qua khó khăn thừ thách, tích cực chủ động tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội. 5 mục tiêu chủ yếu đã được các cấp công đoàn thực hiện thắng lợi. Hầu hết công đoàn các đơn vị đã tổ chức triển khai đồng bộ và vận dụng sáng tạo 3 cuộc vận động và 10 chương trình hành động vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình; đồng thời cụ thể hoá thành các phong trào thi đua, góp phần động viên cán bộ công chức, CNVCLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với hiệu quả cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Phát triển máy điện thoại tăng bình quân 38,28%/năm, số lượng máy điện thoại tăng gấp 3,81 lần so với đầu kỳ 2003; doanh thu bình quân 15,9%/năm; nộp ngân sách tăng bình quân trên 16%, thu nhập bình quân người lao động tăng trên 12% hàng năm, điều kiện làm việc ngày càng được cải thiện, các chế độ chính sách, các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp được đảm bảo… Đại hội cũng đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động công đoàn của ngành Bưu điện trong nhiệm kỳ tới. Trong đó nhấn mạnh tới việc công đoàn tham gia xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển vững mạnh; tham gia giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; tham gia xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động….

Khẩu hiệu hành động với mục tiêu tổng quát:

“Tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Tham gia quản lý, thực hiện dân chủ, đảm bảo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ. Góp phần xây dựng đội ngũ CNVC-LĐ có đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ để xây dựng Tập đoàn BCVT Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vai trò chủ đạo trong lĩnh vực BCVT-CNTT Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”.

Đại hội đã quyết nghị những mục tiêu quan trọng nhiệm kỳ 2008 -2013.

1. Mục tiêu về sản xuất kinh doanh và phục vụ: Động viên cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động phát huy cao độ sức lực và trí tuệ, khai thác có hiệu quả cao nhất về tiền vốn, thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực để hoàn thành và vượt mức kế hoạch hàng năm, đạt tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên, lợi nhuận bình quân hàng năm tăng 5% trở lên.

2. Mục tiêu về đời sống và chính sách xã hội: Trên cơ sở tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống CBCNV, phấn đấu tăng thu nhập hàng năm từ 5% trở lên. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội; tổ chức, xây dựng và phát huy hiệu quả các cơ sở chăm lo sức khoẻ, các hoạt động văn hoá - thể thao cho CBCNVC.

3. Mục tiêu về xây dựng đội ngũ: Đổi mới và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cho CBCNV, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của Ngành trong giai đoạn cách mạng mới. Hàng năm bình quân có từ 50% lượt CBCNV được đào tạo, 80% lượt CBCNV được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới mọi hình thức, phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ, viên chức có trình độ cao đẳng và đại học từ 40% trở lên, giảm số lao động chưa qua đào tạo xuống dưới 2%.

4. Mục tiêu về xây dựng tổ chức Công đoàn: Nghiên cứu đổi mới tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam phù hợp với giai đoạn mới; Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động cụm công đoàn, nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Phấn đấu hàng năm có 95% trở lên số công đoàn đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh, trong đó có 35% đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc, không có công đoàn cơ sở yếu kém. Trong nhiệm kỳ phát triển được 15.000 đoàn viên công đoàn, 50% cán bộ công đoàn chuyên trách là Chủ tịch, Phó Chủ tịch có trình độ về công đoàn từ Đại học phần trở lên, 80% cán bộ công đoàn cơ sở được tập huấn nghiệp vụ công đoàn. Bồi dưỡng giới thiệu trên 5000 đoàn viên ưu tú để Đảng xem xét kết nạp.

Công đoàn Bưu điện Việt Nam tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, đoàn viên và tổ chức triển khai tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20 của Hội nghị Trung ương 6 khoá X của Đảng về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cả nhiệm kỳ, được cụ thể hoá thành 03 Cuộc vận động và 05 Chương trình hành động như sau:

 Ba cuộc vận động:

1- Lao động giỏi, lao động sáng tạo;

2- Xây dựng văn minh Bưu điện, văn hoá doanh nghiệp;

3- Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh;

 Năm chương trình hành động:

1- Tham gia xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững - là Tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu Việt Nam;

2- Tham gia giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH đất nước;

3- Tham gia xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động;

4- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh;

5- Nâng cao bản lĩnh chính trị, vị trí, vai trò của nữ cán bộ CNVC Bưu điện trong công tác, gia đình và xã hội.

Thành công của Đại hội là nguồn sức mạnh mới, là điều kiện thuận lợi để đưa Nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống, tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam ngày càng lớn mạnh; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 2006 - 2010 và chiến lược phát triển BCVT đến năm 2010, định hướng đến 2020; góp phần xứng đáng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20 - Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6 khoá X và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam phát triển vững mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Năm 2009, cùng với sự phát triển chung của đất nước, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN, phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần cùng Tập đoàn thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kế hoạch SXKD. Nhiều chương trình hoạt động lớn, có ý nghĩa thiết thực đã được triển khai và mang lại hiệu quả to lớn, như: Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã thực hiện tốt chức việc vận động CB, CNVC-LĐ thực hiện thắng lợi Chỉ thị liên tịch về công tác thi đua năm 2009 của Tổng Giám đốc Tập đoàn và CĐBĐVN, đặc biệt là thực hiện thắng lợi Nghị quyết 136 của Đảng uỷ Tập đoàn BCVTVN, cùng Tập đoàn hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch SXKD năm 2009, góp phần để Tập đoàn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. 

Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các hoạt động kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác. Vận động đoàn viên, CNVC tham gia cuộc thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam - 80 năm một chặng đường lịch sử”, kết quả CĐBĐVN đã đạt giải nhất toàn đoàn, giải nhất cá nhân, được Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tặng Bằng khen.

Ngày 19/4/2008, ngày 16/5/2012 VNPT đã phóng thành công vệ tinh viễn thông Việt Nam VINASAT-1, VINASAT-2 lên quỹ đạo thể hiện chủ quyền quốc gia trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 22/12/2009, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 2056/QĐ-CTN về việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 20/1/2010, tại Thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là kết quả của sự nỗ lực của một tập thể hơn 9 vạn CBCNV, là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ CBCNV VNPT, thể hiện sự tiếp nối xứng đáng truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước của ngành Bưu điện. 

Năm 2010, phong trào CNVC và hoạt động công đoàn của Công đoàn Bưu điện Việt Nam được triển khai trong bối cảnh đất nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng. Bên cạnh đó, thị trường BCVT - CNTT tiếp tục cạnh tranh ngày càng gay gắt, đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Tập đoàn BCVT Việt Nam và phong trào CNVC, hoạt động của Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Để vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, trước sự đòi hỏi của phong trào CNVC là phải đổi mới trong phương pháp chỉ đạo, lấy hiệu quả tổ chức thực hiện làm thước đo cho mọi hoạt động công đoàn; phát huy truyền thống vẻ vang của Tập đoàn, nguồn nội lực vô giá cho giai đoạn phát triển mới, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phát động các phong trào thi đua thiết thực, phù hợp với sự phát triển của Tập đoàn, động viên cán bộ, đoàn viên thi đua lao động, công tác thực hiện thắng lợi chương trình công tác, vượt mức các chỉ tiêu SXKD trong năm như phong trào “Đóng góp nhỏ hiệu quả lớn”, mà cụ thể là phong trào “Người VNPT sử dụng dịch vụ sản phẩm VNPT”, phong trào “Sáng tạo VNPT”, phong trào “Nụ cười VNPT”. Thông qua các phong trào thi đua, đã tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi mới cùng toàn Tập đoàn thực hiện thắng lợi toàn diện chương trình công tác và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch SXKD theo tinh thần Nghị quyết 01-NQ/ĐUTĐ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 -2010 của Nhà nước.

Từ những định hướng đúng trong công tác chỉ đạo và sự sáng tạo trong tổ chức triển khai, năm 2010 Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng lãnh đạo Tập đoàn BCVT Việt Nam, vận động CBCNVC thi đua lao động, công tác góp phần cùng Tập đoàn thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức cao các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2010, tạo tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ những năm tới.

Năm 2011, hoạt động phong trào CNVC và hoạt động công đoàn đã năng động hơn, sáng tạo hơn, phối hợp với chuyên môn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Hoạt động công đoàn các cấp tập trung vào: Nhanh chóng kiện toàn, sắp xếp cơ cấu tổ chức công đoàn theo định hướng tái cấu trúc lại bộ máy SXKD của Tập đoàn, tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào CNVC và hoạt động công đoàn, góp phần cùng với chuyên môn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kế hoạch SXKD. Tiếp tục vận động CBCNVC-lao động thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền, giáo dục cán bộ đoàn viên đổi mới tư duy trong SXKD, thực hiện tốt chủ trương sử dụng chung cơ sở hạ tầng và phối hợp kinh doanh, tiết kiệm chi phí, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, phục vụ… Xây dựng đội ngũ CNVC-lao động ngày càng lớn mạnh, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Duy trì, ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng sống cho CNVC-lao động. Giữ gìn, phát huy và làm sáng mãi truyền thống người Bưu điện.

Năm 2012, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đề ra 6 mục tiêu chủ yếu, trong đó, tập trung phát động thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, chủ động tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế nội bộ, đẩy mạnh dùng chung cơ sở hạ tầng, phối hợp sản xuất kinh doanh, huy động mọi nguồn lực, quyết tâm hoàn thành kế hoạch của Tập đoàn; phấn đấu năng suất lao động tăng 20% trở lên; thu nhập của người lao động tăng 10% trở lên…

Phần thứ ba

NHỮNG PHẦN THƯỞNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CÁC  TỔ CHỨC
TRAO TẶNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC BƯU ĐIỆN
VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

Trong quá trình phấn đấu xây dựng và phát triển, Ngành Bưu điện và Công đoàn ngành Bưu điện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị qua các thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Cán bộ công chức, công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn và tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng những phần thưởng cao quý:

Những phần thưởng tiêu biểu của ngành Bưu điện và Tập đoàn BCVTVN:

- Huân chương Sao vàng “Đã có những cống hiến to lớn qua các giai đoạn cách mạng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện.

- Được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Những phần thưởng của Công đoàn Bưu điện Việt Nam:

- Huân chương Độc lập hạng Ba “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam .

- Huân chương Độc lập hạng Nhất “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

- Huân chương Lao động hạng Nhất “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác thương binh liệt sỹ và phong trào đền ơn đáp nghĩa”

- Bức trướng của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mang 10 chữ vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”, ghi nhận 5 truyền thống tốt đẹp của cán bộ công nhân viên chức và tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của dân tộc.

- Được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua xuất sắc liên tục các năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008, 2009, 2010 về thành tích toàn diện hàng năm.

- Được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh về đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc”.

 

 

 

 

Phần thứ tư

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, VỮNG BƯỚC ĐI LÊN, HOÀN THÀNH XUẤT SẮC CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011 - 2015 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhiệm vụ phía trước nhiệm vụ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam rất nặng nề, đòi hỏi toàn thể chúng ta phải phát huy mạnh mẽ về trí tuệ và truyền thống của nội lực Bưu điện Việt Nam. Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn phong trào CNVC và hoạt động Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Vận động CBCNVC, đoàn viên công đoàn quyết tâm thực hiện các mục tiêu cơ bản của Tập đoàn giai đoạn 5 năm 2011 – 2015 với các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng doanh thu phát sinh: 1.000.690 tỷ đồng, tăng bình quân 22,22%/năm; tổng lợi nhuận  68.970 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 8,32%/năm; tổng nộp ngân sách: 46.680 tỷ đồng,  tăng trưởng bình quân 5%/năm; phát triển 37,42 triệu thuê bao điện thoại; 3,9 triệu thuê bao Internet băng rộng. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Công đoàn Bưu điện Việt Nam sẽ tổ chức tốt các phong trào thi đua trong CBCNVC. Hăng hái thi đua lao động sáng tạo thực hiện thắng lợi vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Bằng quyết tâm cao nhất của mỗi CBCNVC và của toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chúng ta luôn tạo cho được thế chủ động trong phát triển và cạnh tranh, phấn đấu đạt cho kỳ được các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, tiến tới hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn trong giai đoạn mới.

Những thành tựu và sức mạnh tinh thần, sự nỗ lực của 65 năm xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam cùng với quyết tâm Nêu cao truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành Bưu điện thời kỳ đổi mới và truyền thống 67 năm xây dựng và phát triển của ngành Bưu điện Việt Nam, được kế thừa bền vững trên nền móng truyền thống chung của giai cấp và của dân tộc. Chúng ta sẽ phấn đấu để ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện thắng lợi “Chiến lược cất cánh” của Công nghệ thông tin và truyền thông VN (năm 2010 - 2020). Trước mắt phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII, và chuẩn bị cho Đại hội XIV Công đoàn Bưu điện Việt Nam và thực hiện kết quả những năm đầu của Tập đoàn, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, được xem như là mệnh lệnh từ trái tim,  đồng thời là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cán bộ - đoàn viên, công nhân viên chức - lao động VNPT.

Kiên định tư tưởng đổi mới tư duy trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu “phát triển vượt trội và bền vững”, công tác, bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, của đơn vị Anh hùng Lao động, sẽ mãi mãi là định hướng cho mọi hoạt động của Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Bao gồm trong công tác tư tưởng, trong xây dựng đội ngũ và trong tổ chức các chương trình hành động, để thực hiện nhiệm vụ chính trị và SXKD trong giai đoạn mới.

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam kêu gọi cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn các đơn vị nêu cao truyền thống 10 chữ vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng Tạo - Nghĩa tình” của ngành Bưu điện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuyên môn, công đoàn các cấp, thi đua lao động sáng tạo, lao động giỏi, phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Phấn đấu để có nhiều tập thể lao động, mà ở đó mỗi người lao động VNPT có được nhiều sản phẩm văn minh, có phong cách văn minh và cuộc sống văn minh. Để VNPT và mỗi người VNPT ngày càng đẹp lên trong con mắt và niềm tin của xã hội, và của bạn bè quốc tế, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Chính phủ và Nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển vượt trội và bền vững./.

CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

Tháng 6 - 2012

TIN KHÁC:
Mua hàng Online
Sản phẩm mới nhất
Quảng cáo - Đối tác
Dịch vụ điện hoa quà tặng
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Bảo hiểm Bưu điện
Tổng Cty Bưu chính Việt Nam

BƯU ĐIỆN TỈNH GIA LAI - Đơn vị thành viên của VNPost
Địa chỉ: 69 Hùng Vương - TP. Pleiku - Gia Lai, Điện thoại: (0269)3872062, Fax: (0269)3823029
Email: dhbc_gialai@vnpost.vn - Website: http://gialaipost.vn hoặc http://gialai.vnpost.vn